Câu chuyện vượt lên hoàn cảnh của một cán bộ từng lĩnh án tù vì vi phạm an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ trung tâm TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum, chúng tôi vượt hơn 160km đến xã Ia Đal, huyện Ia HDrai để gặp lại anh Siu Xanh (SN 1989, trú tại xã Ia Đal, huyện Ia HDrai), hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Đal.

Hôm nay gặp anh, không ai nghĩ rằng anh đã từng trải qua những ngày buồn sau song sắt, chỉ vì sơ suất khi tham gia giao thông, anh phạm tội và phải lãnh án phạt tù 2 năm với tội danh “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông”. Khi ấy, anh Siu Xanh vừa tròn 20 tuổi.

Sau 2 năm chấp hành án, tháng 8/2011, anh ra tù với hai bàn tay trắng, không cha, không mẹ, bị bạn bè xa lánh. Những ngày đầu hoàn lương anh rơi vào hụt hẫng, tưởng chừng cuộc sống phía trước như đã khép lại bởi ngoài tâm lý mặc cảm, tự ti của bản thân thì sự kỳ thị của những người xung quanh cũng là vật cản vô hình.

Lực lượng Công an đến thăm gia đình anh Siu Xanh.

Lực lượng Công an đến thăm gia đình anh Siu Xanh.

Nhưng với sự giúp đỡ, động viên của chính quyền địa phương, anh đã vượt qua những kỳ thị, mặc cảm, tự ti của bản thân, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời. Nhớ lại những ngày đầu mới ra tù, anh Siu Xanh tâm sự: Khi ấy không có tiền, không có người thân, công việc cũng chưa thành thạo, chưa nắm bắt được gì nên bản thân cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, không biết bắt đầu từ đâu.

“Nhưng được các lãnh đạo địa phương, nhất là các đồng chí Công an xã và anh em trong cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ chỉ từng việc một, hướng dẫn, tạo điều kiện cho mình tiếp cận sử dụng máy móc. Từ đó, mình học hỏi và làm được nhiều việc”, anh Siu Xanh nhớ lại.

Và cũng từ đây, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự động viên, giúp đỡ của cán bộ Công an xã, Siu Xanh luôn chấp hành tốt quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại địa phương. Với những nỗ lực, phấn đấu lao động, học tập, anh dần lấy lại niềm tin của mọi người, để có một công việc ổn định. Và niềm tin đó được đền đáp xứng đáng hơn khi anh kết duyên cùng chị Phạm Thị Hải, một cô giáo mầm non và hiện anh chị đã có 2 người con. Cuộc sống gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định.

Chia sẻ đầy tự hào về chồng của mình, chị Phạm Thị Hải (vợ anh Siu Xanh) cho hay, từ khi anh Siu Xanh đi chấp hành án về, anh luôn cố gắng học hỏi và vươn lên. “Anh ấy là người rất có trách nhiệm chăm lo cho gia đình, luôn hỗ trợ giúp đỡ vợ con công việc nhà. Ngoài thời gian đi làm việc ở cơ quan, anh ấy còn giúp vợ chăn nuôi thêm heo, gà… để tăng thêm thu nhập. Vì vậy, cuộc sống kinh tế gia đình khá ổn định, vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Đến nay, bản thân mình không cảm thấy hối hận mà còn rất tự hào về anh ấy”, chị Hải nói.

Chính từ sự nỗ lực đó, niềm tin của bà con nhân dân đã tạo động lực để anh Siu Xanh phấn đấu không ngừng. Và niềm tin yêu đó bản thân anh được tín nhiệm, bố trí vào công tác tại khối đoàn thể của xã. Năm 2016, anh được bổ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Đal. Anh đã có nhiều sáng kiến hay, thiết thực, hiệu quả trong việc thực hiện các mô hình trồng trọt, chăn nuôi sản xuất phát triển kinh tế tại địa phương...

Ông Phùng Ngọc Chiến, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ia Đal, huyện Ia HDrai (Kon Tum) cho biết, trong quá trình làm việc, anh Siu Xanh đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng ủy, chính quyền giao. Ngoài gương mẫu đi đầu trong công tác phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, anh Siu Xanh vừa tham gia công tác xã hội ở xã, vừa là công nhân của Công ty cao su Sa Thầy.

“Nhiệm vụ công tác nào anh Siu Xanh cũng hoàn thành xuất sắc. Không để thanh niên của xã vi phạm pháp luật, anh Siu Xanh còn tham gia cùng lực lượng dân quân và Công an xã Ia Đal thực hiện các phong trào, vận động toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, ông Chiến cho biết thêm.

Thượng úy Lưu Văn Hòa, cán bộ Công an xã Ia Đal cho biết, anh Siu Xanh đã tích cực tham gia cùng thôn xóm và lực lượng Công an xã trong thực hiện các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm.

Anh đã giúp đỡ động viên những người có lỗi lầm trở thành một công dân tốt, hòa nhập tốt với cộng đồng, góp phần không nhỏ trong công tác đảm bảo an ninh chính trị cũng như giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại địa bàn xã.

Với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, trong 5 năm qua (từ năm 2018 đến nay), anh Siu Xanh đã được các cấp, chính quyền địa phương tặng 7 bằng khen, giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong các mặt công tác như: Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2016-2021; công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2012-2018 và nhiệm kỳ 2018-2023; trong công tác ứng phó và khắc phục thiên tai; thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn xã và có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2015-2020...

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.