Cao su Chư Pah xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng khu vực II năm 2019 vừa kết thúc, Ban tổ chức đã tổ chức tổng kết, trao giải cho các tiết mục xuất sắc nhất.
Diễn ra tại Nhà Văn hóa Binh đoàn 15 (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) từ ngày 6-8, hội diễn do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp tổ chức với chủ đề “90 năm, Cao su-Dòng chảy cuộc sống”.
Tập hợp diễn viên 6 đơn vị khu vực tham gia tranh tài thông qua 75 tiết mục dự thi thuộc các thể loại: ca, múa, nhạc hấp dẫn và đặc sắc, hội diễn là sự thể hiện đam mê nghệ thuật của các diễn viên không chuyên-hạt nhân của phong trào nghệ thuật quần chúng tại các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Các tiết mục tập trung ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu, tình yêu quê hương đất nước, truyền thống giai cấp công nhân và ngành cao su...đem đến cho khán giả nhiều ấn tượng và cảm xúc.   
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Tiến Đức trao giải nhất toàn đoàn cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah. Ảnh: Hà Tây
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Nguyễn Tiến Đức trao giải nhất toàn đoàn cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah. Ảnh: Hà Tây
“Các đội đã mang đến hội diễn nhiều tiết mục có sự đầu tư dàn dựng công phu, diễn viên tài năng, trình bày ấn tượng, gây xúc động cho khán giả. Tiêu biểu một số tiết mục của các Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah, Mang Yang, Chư Sê và Chư Prông..”- Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn- thành viên Ban Giám khảo hội diễn, nhận xét.
Kết thúc hội diễn, Ban tổ chức đã trao 46 giải, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah xuất sắc giành giải nhất toàn đoàn.
Hội diễn nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và 90 năm Ngày Truyền thống ngành cao su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2019). Đồng thời là dịp để các đơn vị  tăng cường tình đoàn kết, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm; đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ trong Tập đoàn, tạo động lực đẩy mạnh phong trào thi đua nước rút 3 tháng cuối năm, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019.
Hà Tây

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.