Căng thẳng hai miền Triều Tiên: Đạn đã lên nòng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
* Tên lửa của CHDCND Triều Tiên lên bệ phóng
* Hàn Quốc cân nhắc cho phép quân đội đáp trả tức thì
Khiêu khích... sẽ có chiến tranh

Ngày 29-11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã đọc thông điệp quốc gia với những lời lẽ hết sức cứng rắn dành cho CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên). Đây là thông điệp quốc gia lần đầu tiên của Tổng thống Hàn Quốc kể từ sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeong, Hàn Quốc ngày 23-11. Ông Lee Myung-bak đã gọi cuộc tấn công của Triều Tiên là “tội ác chống lại loài người”.

Tổng thống Hàn Quốc cũng tuyên bố: “Nếu Bình Nhưỡng có bất cứ hành động khiêu khích chống lại Seoul, họ chắc chắn sẽ phải trả giá đắt”. Đề xuất của Trung Quốc về nối lại đàm phán hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên không được ông Lee Myung-bak đề cập đến trong thông điệp quốc gia.

Người dân ở đảo Yeonpyeong được chuyển đến khu vực an toàn.
Người dân ở đảo Yeonpyeong được chuyển đến khu vực an toàn.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Tae-young thông báo Seoul đang cân nhắc việc cho phép lực lượng hải quân và không quân nước này được phép đáp trả lập tức khi bị Triều Tiên tấn công.


Theo ông Kim Tae-young, Hàn Quốc hiện nhận thấy khả năng đe dọa quân sự đến từ Triều Tiên rất lớn và quân đội Hàn Quốc phải sẵn sàng đối phó với các tình huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng nước này đã thông báo hủy kế hoạch cuộc tập trận mới (có bắn đạn thật) trên đảo Yeonpyeong vào ngày 30-11.

Theo một số nhà quan sát, động thái của Hàn Quốc cho thấy sức chịu đựng của Seoul đối với Bình Nhưỡng đã vượt quá giới hạn. Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân chỉ là điều không tưởng khi vừa qua họ cho công bố thế hệ máy ly tâm mới.

Ngoài ra, việc ông Lee Myung-bak phải cứng rắn với Triều Tiên lần này còn xuất phát từ sức ép của dân chúng và các đảng đối lập. Việc ra đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã cho thấy làn sóng bất bình của người dân Hàn Quốc.

Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu chính trị Asan, Hàn Quốc công bố ngày 29-11, hơn 80% trong tổng số 1.000 người dân Hàn Quốc được hỏi cho biết quân đội Hàn Quốc lẽ ra phải đáp trả cứng rắn hơn nữa vụ pháo kích. Thêm bất kỳ một hành động khiêu khích nào từ phía Triều Tiên, chiến tranh giữa 2 miền có thể sẽ xảy ra.

Đáp trả “không thương tiếc”

Triều Tiên tiếp tục đe dọa đáp trả “không thương tiếc” đối với cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn. Theo báo Chosunilbo của Hàn Quốc, Bình Nhưỡng hiện đã điều động tên lửa đất đối không SA-2 đến bờ biển Hoàng Hải thuộc lãnh thổ nước này.

Trong khi đó, tên lửa đất đối hạm tầm bắn 83km và 100km đã được đưa lên bệ phóng. Các máy bay chiến đấu Mig-23 tại căn cứ quân sự Hwangju, Hạm đội hải quân số 8 và phía Nam tỉnh Hwanghae của Triều Tiên đã sẵn sàng.

Theo nhật báo Rodong Sinmun của Triều Tiên, các cuộc đối đầu tàn khốc sẽ xảy ra nếu như lãnh hải Triều Tiên bị xâm phạm. Trong khi đó, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA cho rằng không thể lường trước hậu quả khi Mỹ triển khai tàu sân bay USS Gorge Washington đến Hoàng Hải.

Theo tờ Văn hối (Hồng Công, Trung Quốc) cuộc tập trận chung Mỹ- Hàn chỉ cách bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc 170km.
Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.