Căng thẳng công việc, giấc ngủ kém, huyết áp cao là 'bộ ba chết người'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giấc ngủ kém (khó ngủ và ngủ không ngon giấc) và căng thẳng công việc thường đi đôi với nhau. Khi chúng kết hợp với tăng huyết áp thì trở thành bộ ba “sát thủ”.
Căng thẳng kéo dài do công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng
Căng thẳng kéo dài do công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng
Những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ngủ kém và huyết áp cao có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ ngon và có công việc không quá áp lực, trang tin HealthDay dẫn nghiên cứu mới được các nhà khoa học Đức công bố.
Theo tiến sĩ Karl-Heinz Ladwig (làm việc tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe môi trường của Đức và Đại học Kỹ thuật Munich, Đức) - tác giả chính của nghiên cứu, giấc ngủ là thời gian để thư giãn và phục hồi năng lượng của cơ thể.
Nếu bạn bị căng thẳng trong công việc, giấc ngủ giúp bạn phục hồi. Tuy nhiên, giấc ngủ kém (khó ngủ và ngủ không ngon giấc) và căng thẳng công việc thường đi đôi với nhau. Khi chúng kết hợp với tăng huyết áp thì trở thành bộ ba “sát thủ”.
Nghiên cứu trên được thực hiện qua theo dõi sức khỏe gần 2.000 người lao động tại Đức trong 18 năm, vừa được công bố trên chuyên san European Journal of Preventive Cardiology.
Các tác giả của nghiên cứu khuyến cáo để giảm nguy cơ tử vong sớm, mọi người phải giữ huyết áp ổn định, phát triển thói quen ngủ tốt và tìm cách cân bằng, giảm căng thẳng trong công việc.
Theo tiến sĩ Gregg Fonarow, giáo sư tim mạch tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ), huyết áp cao là tác nhân chính làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận và tử vong sớm do tim mạch. 
Khải Linh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.