Cần lắm mảng xanh đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cách đây chưa lâu, một chủ thầu xây dựng ở Singapore bị tòa án nước này phạt 25.000 USD vì đã chặt hạ một cây xanh cao 20 m. Một công dân khác chặt 1 cây xoài và 2 cây chôm chôm trong vườn nhà mình cũng bị phạt tổng cộng 6.000 USD.

Dẫn chứng như thế để thấy luật pháp một số nước trong khu vực rất nghiêm khắc với việc hạ cây xanh ở đô thị, trong bối cảnh mật độ dân số ngày càng tăng. Họ lập các khu bảo tồn cây xanh ngay giữa lòng đô thị để các nhà thầu công trình hạ tầng không được xâm hại mảng xanh vốn ngày càng ít.

Phải khẳng định rằng những năm gần đây, chúng ta càng ngày càng thấy giá trị của cây xanh và tìm mọi cách bảo vệ. Thế nhưng, đáng buồn là diện tích cây xanh lại ngày càng thu hẹp, đặc biệt là các đô thị. Theo số liệu nghiên cứu từ Bộ Xây dựng, quy chuẩn diện tích cây xanh đô thị phải đạt từ 4-7 m2/người. Trong khi đó, tỉ lệ đất cây xanh tại TP HCM chỉ 0,55 m2/người, kế đến là Hà Nội 2,06 m2/người, Đà Nẵng 2,4 m2/người, Hải Phòng 3,41 m2/người…

Mô típ làm đường, mở rộng đường - chặt cây đã khá quen thuộc ở các đô thị. Những con đường mới được nâng cấp ngày ngày phơi mình dưới cái nắng chói chang khiến nhiều người không khỏi tiếc những bóng mát trước đây do cây xanh mang đến trên con đường này.

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học được đăng trên Báo điện tử Chính phủ, cây xanh, mặt nước trong đô thị có thể làm giảm nhiệt độ không khí từ 3,3-3,9 độ C khi diện tích đất cây xanh đạt 20%-50% diện tích đất đô thị. Hiệu quả tổng hợp của bóng mát và bay hơi có thể làm giảm 17%-57% năng lượng cần thiết cho hệ thống điều hòa không khí khi tăng 25% diện tích che phủ thảm thực vật. Cây xanh đô thị có thể hấp thụ từ 40%-50% cường độ bức xạ mặt trời... Quan trọng như thế nên việc bảo vệ cây xanh là vô cùng cấp thiết.

TP HCM có khí hậu thuận lợi, hệ thống sông, kênh chằng chịt, hầu như không có bão tố nên rất thuận lợi cho việc phát triển cây xanh. Đáng tiếc, sự tập trung phát triển đô thị quá nhanh đã bỏ qua một vấn đề quan trọng khác là xây dựng mảng xanh tương ứng.

Lập dự án giao thông nhưng cứ gặp cây là đốn hạ thì quá đơn giản, cần phải tính toán thế nào để dưỡng được cây, để khi công trình hoàn thành đem cây trở lại với đường. Đây mới là việc cần phải tính toán thấu đáo và quyết liệt thực hiện.

Xa hơn, khi tiến hành quy hoạch ắt hẳn phải có giải pháp tối ưu để giữ lại các mảng xanh hiếm hoi còn lại của thành phố. Vì khi chúng mất đi thì tương lai chúng ta sẽ trả giá đắt nếu muốn hoàn thành mục tiêu thành phố Xanh - Sạch - Đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.