Góp ý dự thảo Luật Đất đai:

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Các trường hợp thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và lợi ích quốc gia, công cộng là cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi thấy, sửa đổi Luật Đất đai lần này cần có quy định cụ thể trong một số trường hợp, đó là việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Trong những năm qua, vì luật và các văn bản dưới luật liên quan đến đất đai còn có những kẽ hở, để người dân, tổ chức, chính quyền địa phương... lợi dụng, lách luật vi phạm khá phổ biến. Ở đây, chúng tôi chỉ mới đề cập việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa.

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ảnh: B.H

Cần điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ảnh: B.H

Để có được những cánh đồng lúa, chắc chắn rằng, ông cha chúng ta đã đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt, thậm chí cả máu để khai hoang, phục hóa. “Ruộng sâu, trâu nái” là vấn đề quan trọng được người xưa đúc kết lại, là ước mơ cơ nghiệp của nhà nông. Có ruộng sâu, có trâu nái là có cơ hội tài sản được sinh sôi, nảy nở, giàu có, đủ cơm ăn áo mặc. Nhiều người cho rằng, ngày nay, trong thời đại 4.0, cứ chăm chú vào trồng lúa, làm ruộng, làm nông thì không thể giàu lên được. Nhưng, người xưa chẳng đã có câu khuyên rằng: “Nhất sĩ, nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ” rồi đó sao. Mỗi khi có dịp đi các tỉnh, thành trong cả nước, chúng tôi thấy những cánh đồng trồng lúa bằng phẳng, thẳng tắp, bao mùa người nông dân cấy cày, bao vụ bội thu. Rồi bỗng một ngày nào đó, xe máy kéo đến, san ủi, lên núi đào đất đem đến lấp ruộng, giá đền bù cho chủ ruộng là giá đất nông nghiệp, khi đất núi đổ lên, phân lô ra, bán nền, cho thuê, giao đất có (hoặc không) thu tiền làm dự án, thì giá đất ấy đã thành... vàng, hỏi sao người nông dân không khiếu kiện. Nhà máy, khu công nghiệp, điểm dân cư mọc lên là phù hợp với nhu cầu phát triển. Nhưng có nhất thiết nhà máy, khu công nghiệp, khu dân cư phải đặt trên đồng lúa chăng?

Thời đi học, chúng tôi được biết rằng muốn đầu tư xây dựng nhà máy, khu, cụm công nghiệp, nhà đầu tư cần lựa chọn vị trí sao cho thuận lợi với các điều kiện: vùng nguyên liệu, giao thông, điện và nhân công. Và, nhà máy phải to lớn về diện tích, máy móc, thiết bị phải đồ sộ, công nhân phải nhiều. Đó là điều kiện đánh giá quy mô nhà máy, xí nghiệp. Ngày nay những tiêu chí ấy liệu có nhất thiết cần trong thời đại 4.0 nữa?

Vì vậy, lần sửa đổi Luật Đất đai này, chúng tôi mạo muội đề nghị Quốc hội nên có những điều khoản quy định cụ thể, đủ mạnh để điều chỉnh việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Làm sao cho đảm bảo quyền và lợi ích của cả người dân, doanh nghiệp và Nhà nước, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, cho quốc kế dân sinh, nhưng phải đảm bảo an dân.

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.