Cần 48,8 tỷ USD cho các dự án điện giai đoạn 2011-2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuy nhiên, đến nay việc triển khai các dự án rất chậm trễ.

Sáng 13-12, tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: "Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bách".

 

 Hội thảo khoa học: Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bác.
Hội thảo khoa học: Vốn đầu tư cho các dự án điện của đất nước và những vấn đề cấp bác.

Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, theo chiến lược và quy hoạch phát triển ngành năng lượng Việt Nam từ nay cho đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, mỗi năm ngành năng lượng Việt Nam cần tới hàng chục tỷ USD để đầu tư vào các dự án thăm dò, khai thác, chế biến than-dầu khí; các dự án nguồn và lưới điện, năng lượng tái tạo...

Trong đó, riêng về đầu tư công trình điện, theo Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 có xét đến năm 2030 (còn gọi là quy hoạch điện 7), chỉ riêng nhà máy nhiệt điện chạy than đã phải xây dựng 54 nhà máy.

Ngoài ra còn có các nhà máy nhiệt điện chạy khí, thủy điện, thủy điện tích năng và cả nhà máy điện hạt nhân; đồng bộ với hệ thống nguồn là hệ thống truyền tải và phối điện trên phạm vi cả nước.

Ước tính tổng nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành điện trong giai đoạn 2011-2030 ước tính khoảng 123,8 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 2011-2020 là 48,8 tỷ USD và giai đoạn 2021-2030 là 75 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai các dự án rất chậm trễ. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó chủ yếu vẫn là tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong từng dự án, một số dự án chưa rõ nguồn vốn.

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Viện trưởng Viện Năng luợng-Bộ Công thương cho biết: “Chúng tôi nhận định đến năm 2015 các dự án nguồn của EVN, PVN, TKV và các nhà đầu tư trong và ngoài nước bị chậm tới 4.000 MW so với tiến độ quy định. Việc huy động vốn cho các dự án điện là bài toán trung và dài hạn. Vì hậu quả của việc chậm dự án tác động ngay đến việc từ năm 2013, 2014 dự phòng điện của miền Nam rất thấp và bắt đầu từ năm 2016, 2017, 2018 là trong 3 năm không có dự phòng. Thiếu hụt công suất tại chỗ để cung cấp cho nhu cầu của vùng miền”.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đánh giá thực trạng đầu tư nguồn vốn cho các dự án nguồn điện và lưới điện của Việt Nam trong quy hoạch điện 7.

Những bất cập, hạn chế của các cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư các dự án điện hiện nay. Đồng thời, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quy hoạch phù hợp với nhu cầu phụ tải và khả năng đáp ứng về vốn đầu tư trong thời gian tới; mở ra cơ hội cho các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia mạnh mẽ vào các dự án điện của đất nước.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm