Cách "sung sướng'" giúp loại bỏ chất độc gây bệnh nan y trong não

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Các nhà khoa học lần đầu tiên đã quan sát được một cơ chế "dọn rác" bí ẩn trong não bộ, có thể giúp con người chống lại nhóm bệnh mất trí nhớ nan y.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà thần kinh học Laura Lewis từ Đại học Boston (Mỹ) đã ghi nhận được hoạt động bí ẩn của dịch não tủy (CSF) khi con người chìm vào giai đoạn ngủ sâu không mộng mị.

Trong các hình ảnh quét não mới nhất của 13 tình nguyện viên 23-33 tuổi, các nhà khoa học kinh ngạc chứng kiến thứ gọi là "dòng điện dao động chậm" hay "sóng chậm" bắt đầu xuất hiện khi các tình nguyện viên bước vào giai đoạn ngủ sâu, không REM (tức chuyển động mắt nhanh, dân gian gọi là nằm mơ). Dòng điện dao động chậm này đã điều khiển một phần máu đi ra khỏi não người, lấy chỗ cho dịch não tủy bất ngờ dâng tràn như những đợt sóng, quét qua đầu chúng ta và dọn dẹp một số protein độc hại vốn là sản phẩm thải của các hoạt động sống trong ngày.


 

 Các nhà khoa học vừa đi đến cốt lõi của sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần mà bạn đạt được sau một đêm ngủ ngon, ngủ sâu và ít mộng mị - ảnh minh họa từ Internet
Các nhà khoa học vừa đi đến cốt lõi của sự tỉnh táo, sảng khoái tinh thần mà bạn đạt được sau một đêm ngủ ngon, ngủ sâu và ít mộng mị - ảnh minh họa từ Internet



Đó chính là những protein đã được chứng minh nếu tích tụ sẽ gây ra sự sa sút trí tuệ, cụ thể là nhóm, bệnh mất trí nhớ mà phổ biến nhất là Alzheimer.

Điều đó có nghĩa Alzheimer và các bệnh mất trí không hẳn là "không thuốc chữa". Đúng là nền y học của con người sau rất nhiều nỗ lực vẫn không điều chế được bất kỳ thuốc điều trị đặc hiệu nào có thể ứng dụng để điều trị cho các căn bệnh nan y này. Thế nhưng, hoàn toàn có thể coi dịch não tủy và dòng điện dao động chậm là một phương thuốc tự nhiên mà ai cũng có trong cơ thể.

Tuy nhiên, để sử dụng được "thuốc" này, bạn phải thực sự tận hưởng được một giấc ngủ sung sướng, ít mộng mị. Điều đó bao gồm giấc ngủ với thời gian đủ dài, trong một không gian đủ thoải mái để bạn chìm vào giai đoạn ngủ sâu.


 

 Màu đỏ là dấu vết của dịch não tủy đã thế chỗ dòng máu trong não bộ để làm công việc dọn dẹp. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng lúc ngủ, não không cần quá nhiều oxy nên máu có thể tạm lui - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Màu đỏ là dấu vết của dịch não tủy đã thế chỗ dòng máu trong não bộ để làm công việc dọn dẹp. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng lúc ngủ, não không cần quá nhiều oxy nên máu có thể tạm lui - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.



Vì vậy, có thể nói điều trị về giấc ngủ là một hướng đi cần xem xét trong việc đẩy lùi mất trí nhớ, nhóm bệnh nan y đang vươn lên vị trí ngày một cao trong bảng xếp hạng các nguyên nhân gây tử vong sớm.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mất trí nhớ đang là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 5 thế giới nhưng đang có xu hướng gia tăng rất mạnh.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science.

A. Thư (NLĐO/Theo Scientific American, Daily Mail)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.