Các nước kỷ luật học sinh ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày càng nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, New Zealand từ bỏ hình thức đình chỉ học tập và đuổi học khi xử lý những vụ bạo lực học đường. Nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực, ưu tiên tham vấn, phát triển cá nhân và xây dựng môi trường học tập thân thiện.

Trước tình trạng bạo lực học đường leo thang, Đài PBS hồi tháng 5 đưa tin, chính quyền nhiều bang ở Mỹ cân nhắc khôi phục chính sách "không khoan nhượng", tức đình chỉ học tập và đuổi học. Một số nghiệp đoàn giáo viên ủng hộ biện pháp mạnh. Số khác cho rằng đình chỉ học tập và đuổi học chỉ nên là giải pháp cuối cùng đối với trường hợp vi phạm cực kỳ nghiêm trọng, chẳng hạn hành vi bạo lực đe dọa tính mạng học sinh (HS).

Tuy nhiên, theo khảo sát của Tổ chức RAND (năm 2021), chỉ 12% trong 1.080 hiệu trưởng trường công lập khắp Mỹ tin rằng đình chỉ và đuổi học giúp HS suy ngẫm hoặc rút kinh nghiệm từ hành vi sai trái.

Các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Dù trường học các nước trên thế giới áp dụng nhiều biện pháp kỷ luật tích cực khác nhau, nhưng có một số điểm chung trong cách thực hiện. Báo Thanh Niên tổng hợp một số biện pháp kỷ luật theo hướng tích cực:

*Hoạt động phục vụ cộng đồng: Nhà trường phối hợp phụ huynh, địa phương cho HS tham gia những hoạt động vì cộng đồng.

*Giao bài tập bổ sung: HS được giao viết bài luận tự đánh giá về bản thân liên quan đến chủ đề như kiểm soát cảm xúc, hành vi. Các em được khuyến khích viết về cảm xúc, suy nghĩ của mình, không phải hình thức áp đặt viết kiểm điểm.

*Tham vấn đồng đẳng: Một số HS được huấn luyện trở thành người tham vấn, hòa giải đồng đẳng nhằm hỗ trợ HS vi phạm nội quy.

*Huấn luyện quản lý cảm xúc: Trường học tổ chức những giờ tư vấn tâm lý riêng (đồng đẳng hoặc giáo viên tư vấn tâm lý) cho HS/nhóm HS vi phạm.

*Giấy cam kết hành vi: HS ký hợp đồng hành vi với thầy cô, trong đó liệt kê những hành vi muốn hướng tới, chẳng hạn, không có lời lẽ xúc phạm, đe dọa bạn bè. HS và giáo viên thống nhất hình thức kỷ luật.

*Kế hoạch thay đổi bản thân: Giáo viên hướng HS lập một bản kế hoạch thay đổi hành vi của bản thân sau những lần vi phạm, trong đó nêu rõ những hoạt động cần thiết để giúp HS phát triển bản thân như đọc thêm sách, tham gia tư vấn đồng đẳng, hỗ trợ từ chuyên viên tư vấn tâm lý…

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.