Các "mẹo" đơn giản giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 khi cách ly tại nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi số ca mắc COVID-19 ngày càng gia tăng trên thế giới, nhiều nước đã yêu cầu người dân cách ly tại nhà lâu dài. Dưới đây là những cách đơn giản bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe người thân và gia đình tại nhà theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Ảnh minh họa. Nguồn: Sky News.
Ảnh minh họa. Nguồn: Sky News.
Chú ý che kín khi ho hay hắt hơi
Theo CDC, virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan khi chất nhầy hoặc các giọt chứa virus xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc cổ họng. Do đó, khi ho và hắt hơi, bạn và người thân nên chú ý che miệng và mũi bằng khăn giấy, sau đó ném gọn vào thùng rác.
Rửa tay thường xuyên
Một trong những cách đơn giản và quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây mỗi lần, đặc biệt là sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi đi vệ sinh; trước khi nấu nướng hay chuẩn bị dùng bữa. Nếu xà phòng không có sẵn, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô.
Vệ sinh thường xuyên bề mặt các vật hay tiếp xúc
Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy, virus SARS-CoV-2 đã được chứng minh là tồn tại trên một số bề mặt trong tối đa 16 giờ, do đó, bạn nên thường xuyên khử trùng và dọn dẹp sạch nhà cửa. Đặc biệt là giữ vệ sinh bề mặt các vật hay tiếp xúc trực tiếp như mặt bàn, tay nắm cửa, công tắc điện hay thậm chí là cả bệ xí.
Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân
Một điều quan trọng được khuyến cáo là các thành viên trong gia đình không nên dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống... trong khoảng thời gian dịch bệnh này. Đồng thời, cần nhớ rửa kỹ các vật dụng sau khi sử dụng.
Theo dõi nhiệt độ và tình trạng sức khỏe thường xuyên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh nhân mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ và không có bệnh mãn tính hay bệnh nền có thể ở nhà theo dõi. Nếu bạn hay người thân trong gia đình xuất hiện các triệu chứng bệnh nặng hơn, cần thông báo ngay cho các cơ sở y tế để kịp thời điều trị, tránh lây lan cho cộng đồng. 
Các dấu hiệu chuyển biến nặng cần lưu ý có thể bao gồm khó thở, cảm thấy đau hoặc có áp lực dai dẳng ở lồng ngực, môi hoặc mặt tái xanh.
Theo LÊ THANH HÀ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.