Các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đang được triển khai ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động trong công tác triển khai các dự án cao tốc Bắc-Nam nhằm đảm bảo hoàn thành đúng theo tiến độ yêu cầu của Quốc hội.
 
Nhà thầu thi công trên một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Nhà thầu thi công trên một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo về quá trình triển khai 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (8 dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước và 3 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP).
Đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao khoảng 624,4km/652,92km (đạt khoảng 95,6%) , phấn đấu cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong quý 1/2021; riêng đối với một số đoạn phải di dời công trình hạ tầng phức tạp, dự kiến hoàn thành trong quý 2/2021.
Đối với dự án thành phần đầu tư công gồm đoạn Cao Bồ-Mai Sơn, Cam Lộ-La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2, trong đó đoạn Cao Bồ-Mai Sơn được khởi công tháng 12/2019; tiến độ thi công đạt khoảng 54,68% sản lượng; giá trị giải ngân đến hết năm 2020 đạt 963,5 tỷ đồng/1.607 tỷ đồng (đạt 60% tổng mức đầu tư); tiến độ đáp ứng yêu cầu hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2021.
Đoạn Cam Lộ-La Sơn khởi công tháng 9/2019; tiến độ thi công đạt khoảng 32,89% sản lượng, một số gói thầu chưa đáp ứng tiến độ do ảnh hưởng bão lũ năm 2020 đang được các đơn vị thi công tăng ca đẩy nhanh tiến độ; giá trị giải ngân đến hết năm 2020 đạt 2517,13 tỷ đồng/2517,35 tỷ đồng (đạt 99,9% kế hoạch); phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2021.
Cầu Mỹ Thuận 2 khởi công tháng 2/2020, trong đó 4/5 gói thầu đang triển khai thi công (giá trị thực hiện đạt 22,86% giá trị hợp đồng), 1 gói thầu (trụ tháp, dầm dây văng) đang tổ chức lựa chọn nhà thầu. Giá trị giải ngân năm 2020 đạt 654,67 tỷ đồng/654,67 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch), phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2023.
Đối với 3 dự án thành phần đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây (chuyển đổi sang đầu tư công theo Nghị quyết 117/2020/QH14) hiện 13/13 gói thầu đã triển khai thi công (khởi công 3 gói thầu đầu tiên tháng 9/2020). Tổng giá trị giải ngân của 3 dự án đến hết năm 2020 đạt 2.322,58 tỷ đồng; phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác cuối năm 2022.
Riêng 2 dự án thành phần Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn-Diễn Châu, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 4/2/2021 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công, niện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang gấp rút triển khai các thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, dự toán, hoàn chỉnh hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định pháp luật; phấn đấu khởi công gói thầu đầu tiên trong quý 2/2021, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023 theo đúng yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đề cập đến công tác triển khai 3 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP, tháng 1/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP (đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt, Nha Trang-Cam Lâm và Cam Lâm-Vĩnh Hảo). Trên cơ sở kết quả trúng thầu, các nhà đầu tư đã thành lập doanh nghiệp dự án và đang làm việc với các ngân hàng về phương án huy động nguồn vốn tín dụng để triển khai thực hiện.
Hiện nay, các cơ quan của Bộ Giao thông Vận tải đang tích cực đàm phán với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để hoàn chỉnh hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Dự kiến ký kết hợp đồng dự án trong tháng 3/2021.
Theo quy định của Hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng, nhà đầu tư có thời hạn tối đa 6 tháng (kể từ thời điểm ký kết hợp đồng dự án) để huy động vốn tín dụng. Trường hợp nhà đầu tư không huy động được vốn tín dụng để triển khai thực hiện, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng và tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Liên quan đến công tác giải ngân, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, đến nay đã giải ngân được 19.032,2 tỷ đồng/32.830,549 tỷ đồng (đạt 58% kế hoạch).
Đối với 2 dự án thành phần Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn-Diễn Châu vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư sang đầu tư công, khi xây dựng kế hoạch vốn năm 2021 chưa tính đến số vốn để chuyển đổi hình thức đầu tư công.
Về nội dung này, Chính phủ sẽ điều hành kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm một cách hợp lý; tập trung, ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông theo đúng nguyên tắc quy định tại Luật Đầu tư công, bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án theo đúng yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.