Chuyện thường ngày:

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau đại dịch Covid-19, cà phê mang đi hay còn gọi là cà phê take away đang dần trở thành xu hướng kinh doanh cà phê hiện đại. Ngay tại TP. Pleiku, mô hình cà phê mang đi ngày càng tiện lợi, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng, với mức giá bình dân.

z5901735552651-eab5b0152740b646f6fbbf5c411b02f2-6622.jpg
Cà phê mang đi là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn bởi yếu tố tiện lợi, nhanh chóng, giá cả bình dân. Ảnh: Sơn Ca

Cà phê mang đi là nhu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Mô hình xe cà phê, tủ cà phê, quầy cà phê mang đi hiện diện tại một số tuyến đường chính, đường lớn tại TP. Pleiku. Trong bối cảnh thị trường cà phê rộng lớn, cà phê mang đi không chỉ là xu hướng mà còn là mô hình kinh doanh đường phố năng động, chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về mặt bằng lẫn nhân sự.

z5901737705810-ff3c0184d14b6a83ea0aefd09cb3600b-6622.jpg
Cà phê mang đi hội đủ yếu tố giá cả bình dân nhưng chất lượng, phù hợp khẩu vị của các đối tượng khách hàng. Ảnh: Sơn Ca

Qua hơn một năm theo đuổi mô hình cà phê mang đi tại khu vực đường Hùng Vương (đoạn đối diện với trụ sở Điện lực Pleiku), xe cà phê mang tên Nhỏ Coffee của chị Nguyễn Thị Thoa trở thành điểm dừng chân quen thuộc của nhiều đối tượng khách hàng mỗi buổi sáng. Vừa nhanh tay đo lường cà phê, pha chế ly cà phê sữa đá đặc biệt theo yêu cầu của khách quen, chị Nguyễn Thị Thoa vui vẻ cho hay: “Trước khi bán cà phê mang đi, tôi đã từng học pha chế và mở quán cà phê ở quê nhà Phú Yên. Do điều kiện hạn chế nên tôi chỉ bán các loại cà phê. Cà phê mang đi giá cả bình dân nhưng phải đảm bảo chất lượng, phù hợp thị hiếu, gu uống cà phê của nhiều đối tượng khách hàng như công nhân viên chức, người lao động. Đa phần khách uống thấy hợp khẩu vị, ngon, tiện lợi, giá hợp lý thì quay lại hoặc giới thiệu cho người quen. Do vậy, trung bình mỗi sáng tôi bán được mấy chục ly cà phê, cũng đủ để xoay sở và trang trải tiền nhà, chi phí sinh hoạt”.

z5901739926104-f93e1dd1f5d113ea71957e8f4ad0d34b-5212.jpg
Cà phê chất lượng, giá cả bình dân là định hướng phát triển lâu dài của mô hình cà phê mang đi ngay trên vùng đất Gia Lai. Ảnh: Sơn Ca

Mặc dù kinh doanh theo mô hình cà phê mang đi nhưng Finn’s Coffee (07 Ngô Gia Tự, TP Pleiku) lại có sự đầu tư bài bản về thiết bị pha chế, nguồn nguyên liệu, đa dạng về các loại cà phê và đồ uống. Chị Nguyễn Thị Hiền Thanh-chủ Finn’s Coffee chia sẻ: “Vì điều kiện mặt bằng hạn chế nên tôi quyết định bán cà phê mang đi. Ngay từ đầu, tôi xác định cà phê mang đi phải đảm bảo yếu tố cà phê chất lượng, giá bán hợp lý, bình dân. Tôi tham gia lớp học pha chế, tìm hiểu về cà phê và gu uống của khách hàng. Lợi thế của mô hình này là tiết kiệm chi phí về mặt bằng, mô hình tinh gọn nên tôi có thể chủ động cân bằng giá cả và chất lượng đồ uống”.

z5901740696977-9e576af8292771f0cbff3a56cd1d090a-1426.jpg
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, cà phê mang đi đang đáp ứng được nhu cầu thưởng thức cà phê ngon, tiện lợi, giá hợp lý. Ảnh: Sơn Ca

Từ trải nghiệm kinh doanh thực tế gắn với nhu cầu của khách hàng, chị Nguyễn Thị Hiền Thanh cho biết, mô hình cà phê mang đi không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà gợi mở nhiều khả năng phát triển theo chuỗi thương hiệu như Luckin’coffee.

Gia Lai là xứ sở cà phê. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của vùng trồng nguyên liệu gắn với ngành sản xuất, chế biến, xuất khẩu, số lượng quán cà phê trên Cao nguyên xanh Pleiku được mở ra ngày càng nhiều. Không chỉ đa dạng về mô hình kinh doanh, phong phú về hình thức-chất lượng, mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng. Sự xuất hiện của mô hình cà phê mang đi ngay tại xứ sở cà phê cho thấy, nhu cầu và thói quen tiêu dùng đang dịch chuyển theo guồng quay, nhịp sống xã hội hiện đại.

Nếu như ở các thành phố lớn, đã và đang có nhiều thương hiệu tên tuổi ở mảng cà phê hỗ trợ kinh doanh nhượng quyền mô hình cà phê mang đi thì tại Pleiku, từ các phiên bản demo cà phê take away, việc xây dựng chuỗi cà phê mang đi với tiêu chí cà phê chất lượng với mức giá bình dân đang được một số người yêu thích cà phê ấp ủ, xây dựng kế hoạch triển khai ngay trên vùng đất này.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.