Bưởi đỏ tiến vua: Của hiếm cúng Tết 1,2 triệu đồng/cặp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mang ý nghĩa may mắn và tài lộc với màu đỏ rực, trong khi số vườn trồng vẫn còn hạn chế nên bưởi đỏ Luận Văn “tiến vua” (Thanh Hóa) đang được nhiều người mua về trưng Tết Nguyên đán dù giá bán lên tới 1,2 triệu đồng/cặp.
 

Bưởi đỏ Luận Văn hàng tuyển giá lên tới 1,2 triệu đồng/cặp
Bưởi đỏ Luận Văn hàng tuyển giá lên tới 1,2 triệu đồng/cặp


Anh Đặng Mạnh Khương, chủ một đầu mối buôn đặc sản Tết ở Cần Thơ, cho biết, dù 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng thời điểm hiện tại, bưởi đỏ Luận Văn đang được rất nhiều khách đặt mua.

Anh Khương chia sẻ, bưởi đỏ Luận Văn không còn là mặt hàng mới mẻ với thị trường Tết. Cách đây mấy năm, giống bưởi đỏ tiến vua trên đã được “hồi sinh” ở làng Luận Văn, xã Thọ Xương (Thọ Xuân, Thanh Hóa). Song, đến nay, loại bưởi này vẫn chưa hết sốt vì được nhiều người lùng mua về trưng Tết. Bởi, bưởi đỏ Luận Văn mang ý nghĩa may mắn và tài lộc vì chúng có màu đỏ rực từ vỏ bên ngoài cho tới bên cùi, múi, khi ăn có mùi thơm, ngọt thanh.

Anh Khương cho hay, dù bưởi Luận Văn đã được “hồi sinh’ mấy năm nay nhưng số nhà vườn trồng vẫn còn hạn chế. Đặc biệt, một cây bưởi đến lúc cho thu hoạch chỉ tuyển chọn được 2-3 cặp bưởi đẹp cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Vì thế, dịp cận Tết, muốn mua được một cặp bưởi đỏ Luận Văn hàng tuyển xịn khách phải bỏ ra khoảng 1,2 triệu đồng.

“Giá đắt đỏ nhưng khách đặt mua cực lớn, trong khi đó bưởi lại đang khan hàng. Chủ vườn chỉ đồng ý bán khi dân buôn muốn đặt mua phải trả luôn 100% tiền hàng, còn bưởi thì chờ tới cận Tết lấy để đảm bảo quả tươi đẹp”, anh Khương nói.

Tại thị trường Hà Nội, bưởi đỏ Luận Văn cũng được rao bán khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Giá bưởi loại phổ thông dao động ở mức 100.000-200.000 đồng/quả nếu khách lấy buôn. Còn riêng với loại bưởi tuyển, mức giá bán lên đến 400.000-500.000 đồng/quả.

 

Với các quả bưởi đẹp, khách mua phải đặt cọc 100% số tiền rồi cận Tết hái
Với các quả bưởi đẹp, khách mua phải đặt cọc 100% số tiền rồi cận Tết hái


Chị Phạm Thu Hoài, một đầu mối bán bưởi đỏ ở đường Láng (Đống Đa, Hà Nội), cho biết, năm ngoái chị nhập 300 quả bưởi đỏ loại phổ thông, 50 quả bưởi là hàng tuyển về bán hết ngay trong vòng một tuần.

Năm nay, đến thời điểm này, chị đã có trên 100 khách đặt mua bưởi đỏ Luận Văn hàng tuyển, hơn 200 khách đặt mua bưởi đỏ loại phổ thông.

Đối với khách đặt mua bưởi đỏ hàng tuyển giá 1 triệu đồng/cặp chị đã chốt đơn, không nhận thêm nữa bởi số lượng bưởi này không có nhiều, các nhà vườn đều báo đã cháy hàng. Còn riêng với loại bưởi đỏ phổ thông, tuy không cháy hàng nhưng các thương lái đang đổ về nhà vườn ở Thanh Hóa ráo riết đặt mua.

“Cuối tuần vừa rồi, sau khi thấy đơn hàng của khách đã hòm hòm, tôi phải chạy xe vào Thanh Hóa để chốt ngay với nhà vườn số lượng bưởi và giá cả để chắc chắn có hàng trả cho khách. Tôi chỉ lấy dư lên một lượng nhỏ nữa để bán cho khách từ giờ đến lúc giáp Tết”-chị Hoài nói.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.