Bức xúc vì kéo dài thời gian thi công đường Chi Lăng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhiều hộ sinh sống bên đường Chi Lăng (tổ 2, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bức xúc trước việc nhà thầu triển khai thi công chậm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Từ đầu đường phóng tầm mắt về phía cuối đường Chi Lăng, đất chất đống, lổn nhổn ống cống. Mỗi khi có xe chạy qua, bụi đỏ theo gió cuốn bay vào nhà dân. Nhiều tấm mành che bằng vải trước nhà bám đầy bụi.

Chỉ tay vào mấy hố ga đào trước cửa nhà, ông Đồng Văn Chung bức xúc nói: “Chúng tôi phấn khởi khi TP. Pleiku triển khai thi công mở rộng đường Chi Lăng. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương (năm 2021) đến nay, tiến độ thi công rất chậm. Hệ thống nước sạch nhiều lần bị hỏng khiến nguồn nước cung cấp cho các gia đình bị đục đỏ, phải lắng lọc mới dám dùng để giặt giũ, còn nấu ăn thì phải mua nước đóng bình.

Ngoài ra, trên đoạn đường này cũng xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Hôm trước, vợ tôi đi làm về muộn, trời tối bị ngã khiến người trầy xước nhiều chỗ”.

2them-nhung-ho-ga-dao-truoc-nha-dan-chua-duoc-lap-kin-tiem-an-nguy-co-mat-an-toan-giao-thong-3393.jpg
Những hố ga đào trước nhà người dân chưa được lấp kín, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: T.D

Cùng quan điểm, ông Bùi Ngọc Quang cho biết: “Tôi đã có ý kiến với tổ dân phố là đơn vị thi công vô trách nhiệm. Khi đào hào để đặt ống cống, họ múc đất bên này đổ sang bên đối diện. Do nhà tôi ở hẻm cuối đường, khi mưa, nước trôi xuống rồi tràn ra đường nhão nhoẹt khiến các cháu đi học về bị ngã liên tục. Chưa kể các hố ga, đơn vị thi công để lâu chưa lấp, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người đi đường. Ngoài ra, khi thi công công trình cần có mặt của đơn vị tư vấn giám sát tại hiện trường nhưng cũng chẳng mấy khi thấy.

Theo thiết kế, đường rộng 12 m nhưng ở khúc cua ra đường Phạm Văn Đồng đã hẹp lại còn đào ống nước ra ngoài đường thì làm sao mà đảm bảo an toàn giao thông được”.

Ông Lê Đình Thắng-Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng tổ dân phố 2-xác nhận: Các hộ dân trong tổ đã nhiều lần ý kiến về việc thi công đường Chi Lăng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

“Chiều dài con đường gần 600 m nhưng từ năm 2021 đến nay vẫn chưa thi công xong. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Không chỉ riêng bộ mặt dân cư nhếch nhác mà còn xảy ra nhiều vụ té ngã gây thương tích”-ông Thắng cho hay.

Còn theo ông Lê Văn Quang-Chủ tịch UBND phường Hoa Lư: “Sau khi tiếp nhận kiến nghị của người dân trong tổ về thi công đường Chi Lăng ảnh hưởng đến cuộc sống, không đảm bảo an toàn giao thông, UBND phường đã mời đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku và một số phòng chức năng của thành phố, đơn vị thi công đến làm việc để nắm thông tin thời hạn thi công công trình, trả lời người dân. Theo đó, đến tháng 12-2024, đơn vị thi công sẽ hoàn thành công trình này”.

2-nguoi-dan-buc-xuc-trong-thi-cong-duong-chi-lang-9748.jpg
Người dân bức xúc vì tiến độ thi công đường Chi Lăng quá chậm. Ảnh: Thiên Di

Theo thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku, công trình đường Chi Lăng khởi công tháng 6-2023 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12-2024. Chủ đầu tư và đơn vị giám sát là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố. Đơn vị thiết kế là Công ty cổ phần Xây dựng giao thông An Bình Gia Lai. Đơn vị thi công công trình là liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng HDC Gia Lai, Công ty TNHH Thành Khải Gia Lai và Công ty cổ phần Cấp thoát nước Gia Lai.

Nguyên nhân chậm trễ là do vướng mặt bằng thi công. Hợp đồng thi công từ ngày 16-6-2024, nhưng đến tháng 9-2024 mới đền bù đối với 4 hộ dân và hoàn thành giải phóng mặt bằng tại vị trí đầu và cuối đường. Hiện nay, theo báo cáo của UBND phường Hoa Lư, trên tuyến đường vẫn còn vướng 5 hộ chưa đồng thuận di dời vật kiến trúc để giải phóng mặt bằng.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP. Pleiku-cho hay: “UBND TP. Pleiku đã chỉ đạo UBND phường Hoa Lư tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân đồng thuận di dời vật kiến trúc nhằm đảm bảo mặt bằng thi công. Đồng thời, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố cũng đã yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ và đề xuất các biện pháp thi công tại các vị trí này đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình theo đúng thời gian hợp đồng”.

Có thể bạn quan tâm

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

Nơm nớp qua cầu treo Biển Hồ

(GLO)- Nhiều người dân hàng ngày đi qua cầu treo nối thôn 4 (xã Biển Hồ) và tổ 9 phường Yên Thế (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cảm thấy bất an vì nhiều ốc vít lỏng lẻo, thậm chí có vài điểm nối thành cầu mất luôn cả ốc vít khiến cầu rung lắc rất mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

Cấp phép môi trường thực hiện dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 531/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai (tại 238 Lê Duẩn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.