Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 25-11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác điều trị Covid-19, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm đáp ứng tình hình dịch của một số đơn vị, chia sẻ kinh nghiệm bảo đảm công tác khám-chữa bệnh thường quy trong tình hình dịch Covid-19 vừa qua. 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Bộ Y tế. Tại điểm cầu Gia Lai, tham dự có lãnh đạo Sở Y tế, đại diện một số bệnh viện tuyến tỉnh, Bệnh viện dã chiến và Bệnh viện điều trị Covid-19. Ngoài ra, hội nghị kết nối trực tuyến đến các phòng hội chẩn, tư vấn, khám-chữa bệnh từ xa của các bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Gia Lai. Ảnh: Như Nguyện
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, trong đợt dịch lần thứ tư này khi có số ca F0 tăng cao, cả nước đã sử dụng có hiệu quả các gói thuốc. Thứ nhất là thuốc hạ nhiệt, thuốc bổ, nâng đỡ sức khỏe. Gói thuốc thứ hai là thuốc kháng viêm và kháng đông đã đưa trực tiếp đến người bệnh sử dụng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ. Gói thứ 3 là Bộ Y tế đã triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát thuốc Molnupiravir cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà. Mặc dù mới chỉ thí điểm nhưng đến nay, cả nước đã sử dụng gần 250 ngàn liều. Kết quả sơ bộ hết sức khả quan, tỷ lệ âm tính sau khi sử dụng thí điểm điều trị Covid-19 có kiểm soát sau 5 ngày tăng từ 72% lên đến 93%; giảm tỷ lệ tử vong 50% so với nhóm không sử dụng điều trị thí điểm. Kết quả này là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam trong quá trình điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. 
Một trong những nội dung quan trọng được chia sẻ tại hội nghị đó là các địa phương nên khuyến khích người dân tự phát hiện bệnh, khi có triệu chứng thì chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất. Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương tập trung vào đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nhập viện, bệnh nhân trở nặng và bệnh nhân tử vong nhiều hơn. Ngoài ra, khi đánh giá ổ dịch ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thì càng chia nhỏ đánh giá theo 4 cấp độ của Bộ Y tế càng tốt, có thể chia nhỏ từng khu phố, 1 tổ dân phố hoặc 1 cụm dân cư, như vậy mới có biện pháp ngăn chặn dịch và kiểm soát dịch một cách hiệu quả.
Tại hội nghị, đại diện một số Bệnh viện tuyến Trung ương đã chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức thu dung, điều trị Covid-19 đáp ứng tình hình dịch tại địa phương; tổ chức, quản lý hoạt động của Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị Covid-19 và hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 ở trẻ em.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.