Bộ Y tế hướng dẫn bài thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19, các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp phòng ở, nơi làm việc.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế hướng dẫn dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp phòng ở, nơi làm việc.
Cách thứ nhất, bệnh nhân có thể dùng hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió... (có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tùy theo diện tích phòng).
Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
Cách thứ hai: Sử dụng tinh dầu hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, hương nhu, bưởi, tràm, quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành. Tùy theo diện tích phòng (10-40m2), người dùng lấy lượng tinh dầu phù hợp (2-4ml), hòa tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
Bộ Y tế lưu ý không được xông trực tiếp vào người; không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
Về thuốc, Bộ Y tế hướng dẫn bài thuốc ngọc bình phong tán, nhân sâm bại độc tán, sâm tô ẩm, đạt nguyên ẩm, hỗ trợ điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng.
Bốn bài thuốc trên được Bộ khuyến cáo bác sỹ tham khảo kê đơn và gia giảm cho phù hợp với chẩn đoán, không dùng cho trẻ em. Đối với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
Bài thuốc ngọc bình phong tán thành phần gồm hoàng kỳ, bạch truật, mỗi loại 16-32 g kết hợp 8-16 g phòng phong.
Bài thuốc nhân sâm bại độc tán thành phần gồm sài hồ, bạch linh, nhân sâm, tiền hồ, cát cánh, xuyên khung, chỉ xác, khương hoạt, độc hoạt, cam thảo, mỗi loại 12g.
Bài thuốc sâm tô ẩm thành phần gồm nhân sâm, tô diệp, cát căn, bạch linh, mỗi loại 12 g cùng với tiền hồ, trần bì, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, mỗi loại 8g; 6g mộc hương, 6g bán hạ chế. Nếu không có nhân sâm có thể thay thế bằng đảng sâm.
Bài thuốc đạt nguyên ẩm thành phần gồm 16g binh lang, 4g thảo quả, 4g cam thảo, hậu phác, tri mẫu, xích thượng, hoàng cầm, mỗi loại 8g.
Trừ bài đạt nguyên ẩm không có dạng bột thô, các bài thuốc còn lại được bào chế dưới ba dạng là bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
Ở dạng thuốc sắc, có thể sắc thuốc lấy 300ml chia uống hai lần sau ăn sáng, chiều.
Với dạng bột, mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, uống khi nước còn ấm mỗi ngày uống hai lần sáng chiều. Riêng bài nhân sâm bại độc tán sau khi hãm trà cho thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Dạng cao lỏng dùng lượng tương đương một thang thuốc sắc.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, mỗi phương thuốc được kê nên dùng trong ba ngày. Nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính. Trường hợp xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm bài thuốc, điều chỉnh cho phù hợp.
PV (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.