Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội xử lý hành vi thổi giá chung cư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Xây dựng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.

Cụ thể, trong văn bản mới đây, Bộ Xây dựng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản trên địa bàn, đặc biệt tại các dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

Qua đó, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ và các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản (nếu có).

"Bộ Xây dựng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội tập trung chỉ đạo có hiệu quả nội dung nêu trên và có báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 20/4", văn bản nêu.

Theo Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chuyển biến khởi sắc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, báo chí phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu chung cư có căn hộ, nhà ở với mức giá cao bất thường; có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ.

Bộ Xây dựng đề nghị xử lý hành vi thổi giá chung cư. (Ảnh minh họa: Minh Đức)

Bộ Xây dựng đề nghị xử lý hành vi thổi giá chung cư. (Ảnh minh họa: Minh Đức)

Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của Công ty PropertyGuru Việt Nam cho thấy, trong quý I, giá của căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng đi lên. Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%.

Ở thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 27 và 31 triệu đồng/m2. Sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%, vượt cả TP.HCM (tăng giá 55%).

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc PropertyGuru Việt Nam, phân tích những nguyên nhân chính khiến giá chung cư Hà Nội tăng mạnh.

Thứ nhất, nguồn cung chung cư ở Hà Nội hạn chế. Mặc dù đã có các biện pháp tháo gỡ pháp lý cho chủ đầu tư nhưng những dự án mới gần đây chỉ đóng góp khoảng 20.000 - 30.000 căn hộ mỗi năm, trong khi nhu cầu thông thường lên đến 70.000 - 80.000 căn hộ/năm.

Nguyên nhân thứ hai là nhu cầu tìm mua chung cư Hà Nội vẫn cao. Đáng chú ý, lực cầu này không chỉ đến từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà còn đến từ miền Nam. Dữ liệu lớn của PropertyGuru Việt Nam tiết lộ thông tin đầy bất ngờ, lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM tăng 7,5 lần từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại. Trong cùng khoảng thời gian, lượng tìm kiếm chung cư TP.HCM của người ở TP.HCM chỉ tăng 2 lần.

Thời gian qua, một số chủ đầu tư ở thị trường miền Nam đã tiến ra thị trường miền Bắc. Một lượng khách hàng trung thành từ miền Nam của các chủ đầu tư này do đó quan tâm đến các dự án họ mới phát triển ở Hà Nội, góp phần đẩy lực cầu chung cư Hà Nội lên cao.

Giới chuyên gia cũng cảnh báo thị trường chung cư Hà Nội có hiện tượng "sốt ảo", do cá nhân, tổ chức có dấu hiệu đẩy giá, thổi giá làm phân khúc này nóng lên.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

Phường Tây Sơn ra quân lập lại trật tự đô thị khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Từ ngày 8-4, UBND phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng chức năng gồm đại diện UBND phường, công chức địa chính-xây dựng, Công an phường và Tổ trật tự đô thị tổ chức ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.