Bộ VHTTDL yêu cầu dừng lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao tại nơi có dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ VHTDL yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đồng thời buộc phải tạm dừng các sự kiện văn hoá tại những địa phương đang có dịch.
 
Với những địa phương đang có dịch, Bộ VHTTDL yêu cầu tạm dừng các lễ hội, sự kiện văn hoá thể thao. Ảnh: LĐ.
Với những địa phương đang có dịch, Bộ VHTTDL yêu cầu tạm dừng các lễ hội, sự kiện văn hoá thể thao. Ảnh: LĐ.
Theo đó, Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành công văn số 365 /BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp bách triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Đặc biệt, công văn cũng nêu rõ đối với các địa phương đang có dịch bệnh bùng phát, nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng cần phải tạm dừng các lễ hội, sự kiện văn hóa tập trung đông người.
Còn với các địa phương chưa phát sinh dịch bệnh, cần điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội và triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của ngành y tế tại nơi diễn ra các sự kiện diễn ra.
 
Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc thực hiện các bước phòng chống dịch khi tham gia các sự kiện lễ hội, văn hoá dịp Tết. Ảnh: Tô Thế.
Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc thực hiện các bước phòng chống dịch khi tham gia các sự kiện lễ hội, văn hoá dịp Tết. Ảnh: Tô Thế.
Ngoài ra, Bộ VHTTDL tiếp tục ra văn bản số 5050/BVHTTDL-VHCS gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhấn mạnh trong việc chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch; bảo tàng, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh... thực hiện nghiêm các quy trình phòng chống dịch COVID-19 theo đúng nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ VHTTDL.
Trong đó, thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh cần phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định.
Đối với người dân tham gia lễ hội, sự kiện văn hoá thể thao cần yêu cầu bắt buộc phải đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên theo đúng hướng dẫn của ngành y tế.
THÁI AN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

“Đánh thức” du lịch Ia Pa

(GLO)- Về huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), nghe tên những địa danh gắn với bao truyền thuyết hư ảo như lạc vào miền sử thi. Trầm tích văn hóa kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ là thế mạnh để “đánh thức” tiềm năng du lịch của vùng đất từng “bị bỏ quên” này.

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

30 năm Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: Vẻ đẹp bất tử và những cơ hội mới

Ngày 17/12/2024 đánh dấu cột mốc 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Trong suốt chặng đường dài, vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long vẫn luôn là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh.

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.