Bộ TN-MT đốc thúc các địa phương bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng, không để ảnh hưởng tới nhân dân.

 Một hố sụt lún tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Nguồn: BTNMT)
Một hố sụt lún tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. (Nguồn: BTNMT)



Trước thực trạng sụt lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất xảy ra tại nhiều địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên nước ngầm, kịp thời khắc phục, xử lý.

Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sụt lún đất, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất hiện nay là bởi hầu hết các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm chưa được các cấp quan tâm, quản lý đúng mức.

Thậm chí, tại một số địa phương xảy ra các hiện tượng trên còn chưa được xử lý, khắc phục kịp thời, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định.

Trọng tâm là rà soát, xử lý các giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, đánh giá nước dưới đất; dự án nghiên cứu, điều tra, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình đã thực hiện xong trên địa bàn mà không có nhu cầu sử dụng, hư hỏng...

Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm trong thăm dò địa chất, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ theo quy định, nhằm sớm phát hiện, xử lý, khắc phục kịp thời các sự cố, không để ảnh hưởng tới nhân dân.

Theo Hùng Võ (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

Drim House, ngôi nhà đậm chất Bắc giữa phố núi Pleiku

(GLO)- Giữa lòng phố núi Pleiku, Drim House nổi bật như một điểm nhấn kiến trúc mang đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ. Không chỉ là không gian sống, Drim House còn là “hơi thở” Bắc Bộ hòa quyện cùng bản sắc Tây Nguyên, tạo nên một tổ ấm vừa quen thuộc vừa mới mẻ cho 3 thế hệ trong gia đình.

Khu vực đường Trần Hưng Đạo-đường Nguyễn Văn Trỗi-đường Nguyễn Thái Học-đường Hùng Vương vừa được điều chỉnh thành khu vực có tính chất là đất cơ quan và đất công cộng-dịch vụ đô thị. Ảnh: Hà Duy

Pleiku: Chú trọng chất lượng quy hoạch phân khu

(GLO)- Quy hoạch phân khu là sự phân chia các khu vực trong đô thị một cách khoa học giúp tối ưu hóa việc sử dụng không gian và tài nguyên. Vì vậy, TP. Pleiku rất chú trọng đến công tác này nhằm xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa.

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.