Bỏ rơi trẻ sơ sinh: Tội ác hay bởi hoàn cảnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo thống kê, kể từ khi hình thành nghĩa trang Đồng Nhi TP. Pleiku (năm 1992) đến nay, có gần 30 ngàn ngôi mộ được xây cất. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng, thực tế thai nhi bị chối bỏ còn nhiều hơn thế.  

 

Chỉ cần gõ lên Google cụm từ "trẻ sơ sinh bị bỏ rơi" sẽ nhận được rất nhiều thông tin, địa chỉ vấn nạn. Sáng 5-11-2019, người đân ngõ Văn Chương 2 (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) không khỏi bàng hoàng và thương xót khi phát hiện thi thể một bé sơ sinh trong túi ni lông, ở thùng rác. Đây là việc làm của Lương Thị Hà My (20 tuổi, sinh viên năm 3 của một học viện ở Hà Nội).

Trước đó gần 1 năm, dư luận Hà Nội từng chấn động trước vụ việc nữ sinh Đinh Thị V.A-sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa Hà Nội (quê xã Yên Hòa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) ném con mới sinh từ tầng 31 chung cư Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) xuống đất dẫn đến cháu bé tử vong.

Vào năm 2015, dư luận cũng dậy sóng về câu chuyện cô nữ sinh của một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, khi đang thực tập tại một bệnh viện thì bất ngờ chuyển dạ. Cô gái này đã chạy lên nhà vệ sinh ở tầng 3 để đẻ sau đó nhẫn tâm vứt đi đứa con sơ sinh còn nguyên dây rốn của mình.

Vụ việc khác, người mẹ tên N.K.H. khi ấy là sinh viên học năm thứ 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam vứt bỏ con mình trong khe tường rất hẹp tại thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) khiến dư luận kinh hãi.

Sự việc bỏ rơi trẻ sơ sinh khi trẻ đã tử vong, dẫn đến tử vong hay được cứu sống có nhiều ý kiến nhưng tuyệt đại đa số cho là hành vi tội ác, mất nhân tính: “Hổ dữ không ăn thịt con”; lương tâm bị đánh mất; chối bỏ trách nhiệm đối với hành vi; hậu quả lối sống buông thả “yêu là dâng hiến”; là tội ác giết người…

Sự thông cảm với hoàn cảnh của người mẹ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, hành động ném bỏ con mình khi vừa sinh ra, nhất là những người mẹ đã trưởng thành, có học thức; được giáo dục, hình thành chuẩn giá trị đạo đức; được trang bị kiến thức giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản; kiến thức về kế hoạch hóa gia đình chỉ là hạn hữu hoặc bằng không.

Câu chuyện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở những nơi có chủ đích với mong muốn bé được cứu sống, được nuôi nấng, bảo bọc, che chở cùng dòng trạng thái xin lỗi, ăn năn, hối cải việc làm sai lầm, bất đắc dĩ; cầu xin sự cảm thông bởi hoàn cảnh (cả im lặng) thường ít bị cộng đồng xã hội lên án (dẫu chẳng biết hoàn cảnh thực hư). Dân tộc mình vốn giàu lòng vị tha, đức sẻ chia nên mới vậy!

Tuy nhiên, chúng ta nên nhận thức, hành động tỉnh táo, rằng pháp luật Việt Nam hiện nay công nhận phụ nữ có quyền làm mẹ đơn thân, không kết hôn theo quy định của pháp luật, được có con ngoài giá thú. Con cái là của trời cho, là cơ hội không lặp lại, là trách nhiệm của bậc làm cha mẹ. Áp lực dư luận “không chồng mà chửa”, “hoang thai” đã lỗi thời, thuộc về quá khứ. Hay, sinh con ngoài ý muốn sẽ đánh mất cơ hội học tập, việc làm; cánh cửa tương lai của người mẹ “bị đóng sập”… là hoàn toàn sai lầm, mang tính nhất thời.

Trẻ ra đời là sản phẩm tình yêu của cha mẹ. Không thể khác, vì chúng ta là con người! Quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đến đạo đức hầu hết tôn giáo, tín ngưỡng thì việc chối bỏ thai nhi (phát triển bình thường), chối bỏ trẻ sơ sinh dẫn đến tử vong là hành vi giết người, được khuyến cáo “dừng tay”, bị nghiêm cấm, nghiêm trị.

Theo thống kê, kể từ khi hình thành nghĩa trang Đồng Nhi TP. Pleiku (năm 1992) đến nay, có gần 30 ngàn ngôi mộ được xây cất. Đó chỉ là phần nổi của tảng băng, thực tế thai nhi bị chối bỏ còn nhiều hơn thế. Nạo phá thai gây ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần. Nó trở thành nỗi đau, niềm day dứt, sự ám ảnh suốt cuộc đời họ!

Con cái là nhu cầu tinh thần, là trách nhiệm, để gắn bó gia đình, làm nên tế bào xã hội, chỗ dựa về già. Người mẹ đơn thân vượt qua hoàn cảnh nuôi dạy con luôn được gia đình, xã hội ghi nhận, trân quý. Và, cũng là cách để người đàn ông Sở Khanh kia tự đánh giá, nhìn nhận lại phẩm chất người của mình.

Chúng ta đang sống trong môi trường hòa bình, phát triển và văn minh. Dân tộc mình vốn giàu lòng vị tha, nhân ái. Những người phụ nữ hãy hành động đúng đắn và mạnh mẽ để không mắc sai lầm lần nữa, cho lương tâm được thanh thản! Hãy vững tin phía trước là bầu trời rạng rỡ!

 

NGUYỄN ĐÌNH PHÊ
 

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...