Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra hoạt động vận tải toàn quốc từ 25/10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phạm vi kiểm tra thuộc 5 lĩnh vực vận tải gồm đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không nhằm đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ảnh: CTV/Vietnam+
Ảnh: CTV/Vietnam+
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể vừa ký quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra công tác tổ chức hoạt động vận tải trên toàn quốc.
Phạm vi kiểm tra thuộc 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Thời gian kiểm tra trong quý 4/2021 và bắt đầu từ ngày 25/10.
Đoàn kiểm tra số 1 do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ làm Trưởng đoàn. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải làm Phó Trưởng đoàn. Các thành viên còn lại thuộc Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành.
Nhiệm vụ của đoàn là kiểm tra công tác tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực trên tại Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố, các cảng hàng không, ga đường sắt, bến xe, đơn vị vận tải, trạm dừng nghỉ trên đường bộ, cảng, cảng bến thủy nội địa, nơi xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam (từ Thanh Hóa trở vào).
Đoàn kiểm tra số 2 do Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng làm Trưởng đoàn. Ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải làm Phó Trưởng đoàn. Các thành viên còn lại thuộc Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành.
Đoàn kiểm tra số 2 có nhiệm vụ kiểm tra công tác tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực trên tại Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố, các cảng hàng không, ga đường sắt, bến xe, đơn vị vận tải, trạm dừng nghỉ trên đường bộ, cảng, cảng bến thủy nội địa, nơi xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn các tỉnh từ Ninh Bình trở ra phía Bắc.
Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên đoàn kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể trực tiếp làm Tổ trưởng, các Tổ phó gồm các Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Tổ công tác đặc biệt của Bộ Giao thông Vận tải có nhiệm vụ triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan; đồng thời, tích cực nắm bắt, trao đổi, tiếp cận thông tin và kịp thời có các biện pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp, người dân về lĩnh vực giao thông vận tải.
Bên cạnh đó, Tổ công tác có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ, vấn đề cấp bách, phát sinh trong hoạt động vận tải; chỉ đạo, hướng dẫn, đồng hành cùng doanh nghiệp trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch COVID-19”.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất