Bộ Giao thông Vận tải đưa kế hoạch phát triển vận tải các tỉnh Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giao thông Vận tải đưa ra kế hoạch thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Phương tiện lưu thông trên đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Kon Tum. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Phương tiện lưu thông trên đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành Kế hoạch số 4998/KH-BGTVT về phát triển vận tải theo hướng hiện đại, đồng bộ, giảm chi phí và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để thúc đẩy phát triển vận tải các tỉnh vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu thị phần vận tải, ưu tiên đầu tư cho các phương thức vận tải đường hàng không, đường sắt nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ.

Ngoài việc đổi mới công nghệ xếp dỡ tại các đầu mối vận tải, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, phát triển đồng bộ dịch vụ hỗ trợ vận tải, vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, Bộ Giao thông Vận tải cũng khuyến khích doanh nghiệp tăng cường đầu tư phương tiện chở container; nâng cao năng lực xếp dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa; kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý Nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe.

Bên cạnh đó, bộ này cam kết thúc đẩy kết nối hoạt động vận tải các tỉnh trong vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện cao nhất để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Các tỉnh vùng Tây Nguyên đẩy mạnh triển khai thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về vận tải đã ký kết, tham gia; nghiên cứu sửa đổi thỏa thuận, điều ước quốc tế đã ký kết (nếu cần thiết) nhằm tăng cường kết nối, tạo thuận lợi qua biên giới.

Để triển khai hiệu quả, Bộ Giao thông Vận tải đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh, vận tải qua biên giới; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành; công tác thanh tra, kiểm tra…

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.