Bình Dương: Căng băng rôn cầu cứu chính quyền vì 'dự án ma' Thành Phát City 1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hàng chục khách hàng, đa số là công nhân, đã căng băng rôn 'cầu cứu Bí thư tỉnh ủy và cơ quan chức năng Bình Dương' vì cho rằng họ là nạn nhân của 'dự án ma' Thành Phát City 1.

Người dân căng băng rôn tại trụ sở Công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Phát triển Địa ốc Ba Thành Phát, sáng 2.11- Ảnh: ĐỖ TRƯỜNG
Người dân căng băng rôn tại trụ sở Công ty CP Đầu tư, Xây dựng và Phát triển Địa ốc Ba Thành Phát, sáng 2.11- Ảnh: ĐỖ TRƯỜNG


Sáng 2.11, hàng chục khách hàng, đa số là công nhân, đã kéo đến trụ sở Công ty Ba Thành Phát (đường Huỳnh Thúc Kháng, P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) yêu cầu công ty này trả lại tiền, đồng thời giăng băng rôn "cầu cứu Bí thư tỉnh ủy và cơ quan chức năng Bình Dương", vì cho rằng họ là nạn nhân của "dự án ma" Thành Phát City 1.


Theo trình bày của nhiều công nhân, họ đã mua đất nền của Công ty Ba Thành Phát ở dự án Thành Phát City 1 (xã Lai Hưng, H.Bàu Bàng, Bình Dương) với giá khoảng 365 triệu đồng/nền 80 m2. Họ cũng khẳng định mình đã nộp tiền cho Công ty Ba Thành Phát theo tiến độ lần thứ 3, với số tiền khoảng 165 triệu đồng/nền.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, công ty này không hề triển khai dự án như đã cam kết trong thoả thuận hợp đồng.

Liên quan đến "dự án" Thành Phát City 1, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, đại diện Sở Xây dựng Bình Dương khẳng định hồ sơ xin phê duyệt dự án Thành Phát City 1 của Công ty Ba Thành Phát đã bị trả lại do không đủ điều kiện.

PV Thanh Niên đã liên hệ với đại diện của Công ty Ba Thành Phát, nhưng không có người ở trụ sở (mặc dù cửa vẫn mở - PV), liên lạc qua điện thoại cũng không thực hiện được.

Theo tìm hiểu của PV, "dự án ma” Thành Phát City 1 của Công ty Ba Thành Phát được rao bán trên mạng có quy mô hơn 8 ha, với 465 nền đất ở xã Lai Hưng (H.Bàu Bàng), được "hứa hẹn" có sổ đỏ riêng từng nền. Tuy nhiên, trong suốt 2 năm qua, dự án này không triển khai.

Theo ĐỖ TRƯỜNG (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.