Bình Định, Quảng Ninh và Hải Phòng liên kết phát triển du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia lưu ý Bình Định, Quảng Ninh và Hải Phòng cần chú trọng tạo ra các chuỗi sản phẩm liên địa phương đặc trưng, có chất lượng, mang tính cạnh tranh và hấp dẫn du khách.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Ngày 28/7, Hội nghị Liên kết Phát triển Du lịch ba địa phương Bình Định-Quảng Ninh-Hải Phòng đã diễn ra tại thành phố Hạ Long.

Sự kiện do Sở Du lịch ba địa phương phối hợp tổ chức với sự tham gia của 200 đại biểu là lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Sở Du lịch và các doanh nghiệp du lịch.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đánh giá cao sự chủ động, quyết tâm của ba địa phương trong việc liên kết đẩy mạnh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch.

Đồng thời, Cục trưởng đề nghị các địa phương cần triển khai hiệu quả và thực chất các thỏa thuận hợp tác; phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương, doanh nghiệp để thúc đẩy liên kết hiệu quả.

Các tỉnh, thành phố chú trọng tạo ra các chuỗi sản phẩm liên địa phương đặc trưng, có chất lượng, mang tính cạnh tranh và hấp dẫn du khách.

Ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh các địa phương cần đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và cách thức xúc tiến quảng bá; kết hợp xúc tiến quảng bá trực tiếp với trực tuyến trên các nền tảng số và mạng xã hội; chủ động chuyển đổi số các nền tảng dữ liệu du lịch, xây dựng các hệ thống điều hành du lịch hiệu quả.

Ba địa phương nâng cao năng lực tiếp cận, khai thác công nghệ thông tin phục vụ phát triển du lịch, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, ủng hộ các sáng kiến ứng dụng công nghệ mới.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định Trần Văn Thanh mong muốn ba địa phương cùng các doanh nghiệp tăng cường phối hợp chặt chẽ để triển khai các hoạt động liên kết phát triển du lịch ngày càng hiệu quả với nhiều sản phẩm, chương trình liên kết hấp dẫn, độc đáo, hướng đến trao đổi khách hai chiều, tạo thêm thị trường cho các điểm đến, qua đó góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư vào du lịch, thương mại-dịch vụ, chuyển đổi số... nhằm phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh Phạm Ngọc Thủy cho rằng các địa phương cần phát huy lợi thế đều sở hữu sân bay quốc tế và đã hình thành đường bay thẳng.

Do đó, chính quyền các địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp du lịch, hãng hàng không để nghiên cứu chính sách khai thác tối ưu du lịch hàng không, liên kết đẩy mạnh khai thác chuyến bay thẳng từ các sân bay: Cát Bi (Hải Phòng)-Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và Phù Cát (Bình Định).

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)

Phó Giám đốc Sở Du lịch thành phố Hải Phòng Vũ Huy Thưởng cho rằng Hội nghị Liên kết Du lịch ba địa phương là cơ hội để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc sắc; cung cấp các thông tin về dịch vụ du lịch Hải Phòng, Bình Định và Quảng Ninh đến các doanh nghiệp du lịch ba địa phương; là cơ sở nghiên cứu xây dựng các sản phẩm mới liên vùng có tính khác biệt, hấp dẫn phục vụ du khách.

Du lịch Bình Định đã có sự bứt phá mạnh mẽ, được xếp vào nhóm tăng trưởng mạnh của ngành Du lịch cả nước.

Các tour trải nghiệm làng nghề truyền thống, tham quan di tích lịch sử-văn hóa về phong trào Tây Sơn, hệ thống tháp Chăm… gắn với các chương trình trình diễn nghệ thuật tuồng, bài chòi dân gian, võ cổ truyền Bình Định vừa phục vụ du khách vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa-lịch sử.

Bên cạnh đó, với lợi thế về biển, đảo, tour du lịch lặn biển ngắm san hô, giải trí trên biển, vui chơi thưởng thức hải sản tuyến Quy Nhơn-Sông Cầu (Phú Yên), Quy Nhơn-Nhơn Lý-Cát Tiến, Nhơn Hải-Nhơn Lý-Cù Lao Xanh (Nhơn Châu)… được khai thác trở thành điểm nhấn thu hút nhiều du khách đến địa phương.

Ở phía Đông Bắc Tổ quốc, Quảng Ninh và Hải Phòng với lợi thế du lịch Di sản Thiên nhiên Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ, tham quan thắng cảnh biển đảo, du lịch vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, du lịch đô thị; thuộc vùng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ tốt nhất cả nước; là cửa ngõ Đông Bắc của nước ta giao thương với các nước ASEAN; là đầu mối kết nối phát triển kinh tế, thương mại, du lịch với Trung Quốc-thị trường lớn nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực truyền thống của người Bahnar đến từ làng du lịch cộng đồng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Hoàng Ngọc

Văn hóa "chắp cánh" cho du lịch Gia Lai

(GLO)- Cuộc thi nghề đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực truyền thống phục vụ du lịch là dịp hội ngộ của những nghệ nhân giỏi tay nghề toàn tỉnh Gia Lai, đồng thời là hành trình khơi dậy kho tàng văn hóa, kết tinh thành sản phẩm quà tặng mang dấu ấn riêng của vùng đất cao nguyên.  

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Cận kề 30.4, dòng người tranh thủ check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'

Không chỉ bạn trẻ ở TP.HCM, những người trẻ ở tỉnh, thành khác cũng về thành phố để hòa mình vào các hoạt động kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất. Tranh thủ ngày cận kề 30.4, không muốn bỏ lỡ cơ hội nên từ sáng sớm hôm nay dòng người nao nức check-in với những view '50 năm mới có 1 lần'.

Chiêm ngưỡng hàng trăm con cò ốc quý hiếm bay lượn trên cánh đồng ở xã Ia Mrơn

Chiêm ngưỡng hàng trăm con cò ốc quý hiếm bay lượn trên cánh đồng ở xã Ia Mrơn

(GLO)- Những ngày gần đây, hàng trăm con cò ốc đã xuất hiện trên những cánh đồng ở xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai). Người dân ở đây cho biết, cứ đến mùa gặt, hàng trăm con cò ốc lại bay về kiếm ăn, khoảng 10 ngày thì rời đi. Đây là loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam.