Biến vỏ xoài thành bóp đựng tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là ý tưởng của một nhóm sinh viên Trường ĐH Trà Vinh, với mong muốn tận dụng vỏ xoài vốn được bỏ đi để tạo ra sản phẩm có giá trị cao trong ngành thời trang.

Xoài được biết đến là loại trái cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Thịt xoài dùng làm bánh tráng, mứt, sấy dẻo cho giá trị kinh tế cao. Vỏ và hột xoài thường là phế phẩm bị bỏ đi. Nhưng với nhóm sinh viên của Trường ĐH Trà Vinh, vỏ xoài có thể làm chất liệu da, tạo thành bóp đựng tiền, các mẫu ví nam nữ, móc khóa, bao kính…

Nguyễn Thị Thanh Vân, sinh viên năm 3 ngành tài chính ngân hàng, Trường ĐH Trà Vinh, cho biết những sản phẩm này phù hợp với xu hướng sống xanh, bền vững, hạn chế sử dụng các sản phẩm da có nguồn gốc động vật. Việc tận dụng vỏ xoài còn giúp nâng cao giá trị kinh tế của người nông dân.

Nguyễn Thị Thanh Vân và những chiếc bóp, túi làm từ vỏ xoài. Ảnh: Huỳnh Nhi

Nguyễn Thị Thanh Vân và những chiếc bóp, túi làm từ vỏ xoài. Ảnh: Huỳnh Nhi

Chia sẻ về ý tưởng làm chất liệu da từ vỏ xoài, Thanh Vân kể lại: "Năm 2022, nhóm có dịp đến các nhà vườn ở Trà Vinh, nghe người dân than xoài rớt giá, muốn đốn bỏ trồng cây khác. Mình thấy bản thân phải làm gì đó để "giải cứu" trái xoài. Trong quá trình tìm hiểu, mình biết được vỏ nhiều loại trái cây có thể làm thành chất liệu da, trong khi ở VN ý tưởng này còn khá mới mẻ. Mình bắt đầu tìm hiểu và thử nghiệm làm da từ vỏ xoài".

Thời gian đầu, do không có thiết bị, dụng cụ, nhóm sinh viên làm kiểu "cây nhà lá vườn", xử lý vỏ xoài bằng cách phơi khô ngoài nắng. Tuy nhiên, chỉ ít ngày nguyên liệu đã biến dạng và ẩm mốc. Thấy vậy, Vân cùng các bạn liên hệ nhà trường mượn phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu.

Theo Vân, để làm được miếng da hoàn chỉnh, phải trải qua các công đoạn chính như: thu gom, rửa vỏ xoài, loại bỏ tạp chất, tách nước, sấy nóng, ép và tạo hình sản phẩm da.

Điều thú vị là sản phẩm da hoàn toàn có màu tự nhiên từ vỏ xoài mà không cần thêm phẩm màu khác. Ngoài ra, trong quá trình sấy, màu sắc của sản phẩm da cũng thay đổi tùy theo nhiệt độ và thời gian sấy.

Thanh Vân chia sẻ: "Mong muốn của nhóm em là sẽ biến ý tưởng này thành hiện thực, tập trung sản xuất da từ vỏ xoài bán cho doanh nghiệp sản xuất đồ dùng, thời trang. Bên cạnh đó, em cũng có thể nhận làm sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng".

Thạc sĩ Huỳnh Hồng Mai, Phó giám đốc Trung tâm sáng tạo và ươm tạo khởi nghiệp, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, nhận xét: "Vỏ xoài tưởng chừng như bỏ đi, giờ đây có thể chế biến thành chất liệu da, sử dụng trong đời sống hằng ngày. Tôi đánh giá đây là dự án mang đầy tính nhân văn".

Thạc sĩ Huỳnh Hồng Mai cho biết sẽ tư vấn thêm để nhóm sinh viên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chất lượng, giá trị sản phẩm. Đồng thời kết nối người nông dân trồng xoài, cơ sở chế biến thịt xoài và người làm da từ vỏ xoài, các kênh tiêu dùng… để phân phối và giới thiệu sản phẩm này ra thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.