Biện pháp mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thanh tra Chính phủ đang soạn thảo một văn bản pháp lý để việc kê khai tài sản của hàng triệu cán bộ, công chức cả nước không còn nặng hình thức như từ trước tới nay.



Theo đó, tại dự thảo Nghị định của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thanh tra Chính phủ đã đưa ra hàng loạt chủ trương, biện pháp mới để việc kê khai tài sản thực chất hơn như: thành lập cơ quan chuyên trách kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập; bản kê khai phải được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị...

Đáng chú ý có biện pháp quy định Thanh tra Chính phủ là một trong những cơ quan tiếp nhận và quản lý các bản kê khai tài sản, thu nhập của những người giữ chức danh lãnh đạo từ giám đốc sở và tương đương trở lên thay vì chỉ được lưu giữ tại cơ quan quản lý cán bộ, nơi người phải kê khai đang công tác như trước. Đồng thời, một cơ quan chuyên trách về kiểm soát việc kê khai tài sản thu nhập sẽ được thành lập và có đặc quyền trong việc xác minh ngẫu nhiên khi nghi ngờ về tính trung thực của bản kê khai.

Những quy định mới nhằm tạo ra bước chuyển thực chất trong Nghị định từ khái niệm minh bạch sang kiểm soát tài sản và thu nhập nhằm làm rõ tài sản, thu nhập của những "công bộc" để việc kê khai không còn nặng về hình thức, góp phần nâng cao hiệu quả của biện pháp phòng chống tham nhũng quan trọng này.

Số liệu mới nhất đưa ra tại báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của ngành thanh tra cho thấy qua xác minh đã phát hiện 10 trường hợp vi phạm về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập, trong đó đã xử lý kỷ luật 8 trường hợp, xem xét xử lý kỷ luật 2 trường hợp. Điều đáng nói là số trường hợp vi phạm này chiếm tỉ lệ vô cùng nhỏ trong tổng số gần 1,1 triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Số trường hợp vi phạm trên còn tăng 4 người so với số liệu tổng kết trước đó 1 năm.

Những số liệu nêu trên cho thấy điều mà tất cả cùng băn khoăn về căn bệnh hình thức trầm kha lâu nay của việc minh bạch tài sản và thu nhập của cán bộ, công chức nhà nước.

Việc buộc cán bộ, công chức nhà nước kê khai tài sản bắt đầu được triển khai từ khi Luật Phòng chống tham nhũng có hiệu lực từ năm 2005. Đây được xem là một biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng bởi có kiểm soát được tài sản của cán bộ, công chức mới có thể phát hiện họ có dấu hiệu tham nhũng hay không. Tuy nhiên, thực tế hơn chục năm qua cho thấy việc kê khai tài sản chưa hiệu quả, không đáp ứng trông đợi là một biện pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng. Điều đó thấy rất rõ qua việc phát hiện trường hợp tham nhũng từ những bản kê khai tài sản, thu nhập của quan chức.

Kiểm soát tài sản, thu nhập của quan chức không dễ, hy vọng nghị định mới sẽ đưa ra những biện pháp mạnh mẽ, chặt chẽ hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc chiến đẩy lùi tham nhũng.

 

Theo PHAN ĐĂNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.