(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 28 ca mắc bệnh tay chân miệng (là trẻ dưới 5 tuổi), tăng 20 ca so với tuần trước đó và nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 93 ca, không có trường hợp tử vong.
(GLO)- Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai), chỉ trong 3 ngày (từ ngày 8 đến ngày 10-4), trên địa bàn huyện đã ghi nhận 14 trường hợp trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng.
(GLO)- Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 13 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng 11 ca so với tuần trước đó. Trong số 13 ca trên, có 12 ca là trẻ từ 0 đến 5 tuổi và 1 ca từ 6 đến 10 tuổi.
Trong bối cảnh dịch bệnh tay chân miệng đang có diễn biến bất thường tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung, cùng với đó số lượng ca bệnh điều trị từ các địa phương khác chuyển về Thành phố ngày càng nhiều, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành khác nâng cao năng lực điều trị tại địa phương, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh để bệnh nhi có thể được điều trị sớm nhất và thuận tiện nhất.
Đề cập đến thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 68.096 ca mắc tay chân miệng, trong đó có 18 tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (44.724/3) số mắc tay chân miệng năm nay tính đến thời điểm này tăng 52%.
Bệnh nhi (5 tuổi, ngụ TP HCM) bị tay chân miệng nguy kịch gây tổn thương tim, phổi nặng. Các bác sĩ đã xử trí bằng nhiều cách như sốc điện, truyền thuốc chống loạn nhịp, hồi sức tim phổi ngoài lồng ngực… nhưng không cải thiện.
(GLO)- Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Gia Lai ghi nhận 73 trường hợp bị bệnh tay chân miệng, giảm gần 100 ca so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, trong tháng 6 và 2 tuần đầu tháng 7, số ca bệnh tăng đột biến.
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có văn bản số 1791/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng khi số ca mắc tại tỉnh tăng cao so với cùng kỳ năm 2022.
(GLO)- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, từ đầu năm 2022 đến nay, Gia Lai ghi nhận gần 200 ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em, hầu hết trong nhóm tuổi từ 0 đến 5 tuổi.
Nhiều trẻ mắc tay chân miệng nằm trong độ tuổi từ 1-5, một số không có nốt phát ban trên tay chân, do đó nhiều phụ huynh nhầm lẫn con đang sốt mọc răng.
Từ giữa tháng 3 đến nay, liên tiếp nhiều trường mầm non ở TP.HCM ghi nhận tình trạng nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Có trường thậm chí phải cho cả lớp nghỉ học 4 - 5 ngày để phòng bệnh.
Ngành y tế tỉnh Bình Định ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhi 19 tháng tuổi tử vong với chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng bùng phát, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh cho học sinh.
Bệnh tay chân miệng đã bùng phát ở 4 trường học tại TP. Đà Lạt và các huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên. Hầu hết các huyện, thành phố khác trong tỉnh Lâm Đồng cũng đã xuất hiện nhiều ca bệnh. Các cơ quan y tế đang ráo riết giám sát, phòng chống dịch bệnh.
Theo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Cát Tiên (Lâm Đồng), tính đến sáng 15.9, đơn vị đã ghi nhận 13 trường hợp trẻ em mầm non bị các triệu chứng của bệnh tay chân miệng.