Bệnh tay chân miệng 'tấn công' trẻ mầm non

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từ giữa tháng 3 đến nay, liên tiếp nhiều trường mầm non ở TP.HCM ghi nhận tình trạng nhiều trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Có trường thậm chí phải cho cả lớp nghỉ học 4 - 5 ngày để phòng bệnh.

Một trong những lớp học ghi nhận có tới 7 trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở Trường mầm non Ánh Mai. ẢNH: NGUYỄN LOAN
Một trong những lớp học ghi nhận có tới 7 trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở Trường mầm non Ánh Mai. ẢNH: NGUYỄN LOAN
Dịch bệnh lây mạnh, trẻ mầm non nghỉ học cả lớp
Là một trong những trường có số ca bệnh nhiều nhất trong đợt này, bà Nguyễn Thụy Thái Hòa, Hiệu trưởng Trường mầm non Trúc Đào (Q.Bình Tân), cho biết ngày 17.3 có một trẻ sốt nhẹ xin nghỉ học. Một ngày sau đó, trường nhận được thông báo từ Sở Y tế thành phố về việc bé này bị tay chân miệng và sau đó là những chuỗi ngày bệnh lây lan trong trường học, trong khi đó cả ban giám hiệu và giáo viên phải cật lực ngăn chặn lây lan.
Từ giữa tháng 3 đến nay, trường đã ghi nhận 12 ca. “Theo quy định, nếu một lớp có từ 2 bé mắc bệnh thì ghi nhận ổ bệnh nên bắt buộc phải đóng cửa khử khuẩn 14 ngày. Một số trường thì họ sẽ chuyển trẻ sang lớp khác, nhưng vì lớp này thuộc nhóm trẻ 13 tháng, lo sợ các bé có thể đã có sẵn mầm bệnh nếu chuyển sang lớp khác sẽ có nguy cơ lây lan, còn chuyển sang phòng khác thì trường không có đủ cơ sở vật chất nên chúng tôi đã thuyết phục phụ huynh cho tất cả trẻ nghỉ 14 ngày để phòng bệnh và may mắn được phụ huynh đồng thuận”, bà Hòa nói và chia sẻ thêm: “Cứ mỗi cuối giờ chiều tôi phải ngồi trực điện thoại, hễ có cuộc gọi nào là tôi bị ám ảnh luôn. Vì nhiều ngày liền cứ cuối giờ chiều là có điện thoại của phụ huynh hoặc trung tâm y tế báo có trẻ của trường mắc bệnh”.
Cũng ghi nhận số trẻ mắc bệnh cao, bà Lê Thị Duyên Anh, Hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Mai (Q.Bình Tân), cho biết ngày 19.3, trường phát hiện ca bệnh tay chân miệng đầu tiên. Đỉnh điểm, đến ngày 31.3, trường này cùng lúc phát hiện tới 9 trẻ thuộc 3 lớp khác nhau mắc tay chân miệng. Và đến nay, trường có tới 12 ca bệnh, trong đó lớp nhiều nhất có 7 em mắc bệnh.
Cũng là một trong những nơi có số ca bệnh trong trường học tăng cao thời gian gần đây, bà Nguyễn Thị Trúc Ly, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Bình Chánh, cho biết từ khoảng giữa tháng 3 đến nay, khoảng 20 trẻ phát hiện bệnh trong trường mầm non. “Còn số lượng trẻ bị bệnh tay chân miệng bên ngoài trường thực sự đang rất nhiều”, bà Ly nói. Thậm chí, mới đây có trường 3 - 4 trẻ trong một lớp mắc bệnh nên trường phải cho trẻ cả lớp với khoảng 20 em nghỉ 2 - 3 ngày.
Công khai thông tin để phụ huynh hợp tác với trường
Bình Tân là quận có đông trẻ nhất và cũng đang là một trong những quận ghi nhận số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhiều nhất hiện nay.
Theo bà Cao Thanh Tuyền, Phó trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân, trong tháng 3, cả quận có 27 trẻ thuộc 11 trường mắc bệnh, còn từ đầu tháng 4 tới nay cũng ghi nhận có 20 trẻ bệnh thuộc 9 trường.
“Phòng GD-ĐT quận đang đặt vấn đề phòng bệnh cho các trường lên hàng đầu. Những trường nào chưa xuất hiện ca bệnh cũng phải vệ sinh khử khuẩn thường xuyên để cắt các nguồn lây trong trường học. Còn trường nào có ca bệnh là phải báo ngay để được hướng dẫn xử lý liền”, bà Tuyền nói.
Có con học tại một trường mầm non công lập ở Q.11, chị N.T.H cũng cho biết tình trạng bệnh tay chân miệng đang lây lan mạnh ở trường này. Cụ thể, trong ngày 13.4, chị N.T.H nhận được thông báo trong ngày ghi nhận thêm 2 trẻ mắc mới, hiện tổng số ca bệnh ở trường này đã lên tới 30 ca. Trong đó lớp cao nhất có tới 13 ca và hiện đang có 3 ca phải điều trị theo dõi tại bệnh viện. “Mình tạm thời đang cho con nghỉ học để phòng bệnh vì lớp của con có hơn 10 bé mắc bệnh”, chị N.T.H nói.
Theo ông Phan Trí Dũng, chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.11, từ giữa tháng 3 tới nay, quận đã ghi nhận khoảng 50 trẻ ở các trường mầm non mắc bệnh. Trong đó nhiều nhất là ở Trường mầm non 10 với khoảng 30 em, Trường mầm non 16 ghi nhận 5 - 6 em, Trường mầm non Quận 11 khoảng 10 ca... Tình trạng bệnh lây lan ở 3 - 4 trường, nhưng một số trường xuất hiện lây lan mạnh. Những trường này hiện đang được các trung tâm y tế quận, phường tầm soát từng trẻ để ngăn chặn tình trạng lây lan.
“Hiện các trường vẫn thực hiện biện pháp phòng ngừa theo ngành y tế hướng dẫn. Nhưng hiện chúng tôi vẫn chưa cho trẻ nghỉ học vì việc cho trẻ nghỉ khiến nhiều phụ huynh gặp khó khăn, ảnh hưởng tới công việc của cha mẹ các em nên các trường vẫn thông báo thông tin công khai cho phụ huynh biết để phụ huynh hợp tác với trường trong công tác phòng bệnh, còn các trường vẫn cố gắng ngăn chặn bệnh để trẻ được đến lớp bình thường”, ông Dũng nói.
Theo Nguyễn Loan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.