Bất cập cung cầu lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
TP.HCM có thị trường lao động lớn nhất nước với hơn 5 triệu người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về an sinh xã hội, thị trường lao động của địa phương vận hành chưa thật sự hiệu quả.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, quý 2/2023 TP.HCM (sau tỉnh Bình Dương) có tỷ lệ lao động mất việc cao nhất cả nước; thị trường lao động phát triển không mang tính bền vững, công việc của người lao động không ổn định, điều kiện làm việc không bảo đảm và thu nhập thấp.

Một trong những nguyên do trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao chính là việc điều phối nhu cầu và nguồn cung lao động chưa hiệu quả.

Mới đây, tại hội thảo khoa học về đề án chiến lược lao động việc làm của TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM nhận định có thực trạng nghịch lý khi người lao động không tìm được việc làm, trong khi nhiều doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động phù hợp.

Chính những điều này đòi hỏi TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung có chính sách mang tính đột phá để phát huy hết lợi thế của hệ thống kết nối cung cầu lao động, bên cạnh nguồn lực khác của xã hội như các trang tuyển dụng trực tuyến. Các thuận lợi hiện có thể kể đến như cơ sở dữ liệu cung cầu lao động, mạng lưới liên kết, các địa điểm giới thiệu việc làm có sẵn, nhân lực tư vấn, thông tin chính sách đi kèm như đào tạo lại, hỗ trợ người lao động khó khăn.

Điều cần cải thiện chính là đưa thông tin nhiều hơn đến người lao động. Các đơn vị chức năng có thể tăng cường các cơ hội gặp gỡ và kết nối (như sự kiện, hội thảo, sàn việc làm…). Song song đó, tận dụng công nghệ, các trang mạng xã hội, website, ứng dụng tích hợp để giúp người lao động tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn. Sau cùng, đánh giá hiệu suất của các hoạt động kết nối việc làm này để điều chỉnh cho hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.