Bảo vệ không gian sống khỏi ẩm mốc với gạch ốp chân tường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thay thế sơn bằng gạch ốp chân tường đang được nhiều gia đình hướng đến bởi sự tiện lợi, công năng tốt và đảm bảo thẩm mỹ cho không gian sống.
Gạch ốp chân tường là gì?
Gạch ốp chân tường hay còn có tên gọi khác là gạch len chân tường, gạch len tường. Gạch này được sử dụng ốp vào chân tường, có tác dụng bảo vệ tường của bạn tránh khỏi những ẩm mốc hay tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng tường.
Như chúng ta đã biết, chân tường là phần thấp nhất của tường, nên sẽ rất dễ bị bám bụi, nấm mốc, ẩm ướt tấn công. Vì thế, các gia đình thường sử dụng gạch ốp để bảo vệ chân tường tránh các vấn đề này. Bên cạnh đó loại gạch này thường có nhiều hoa văn và màu sắc khác nhau, giúp cho phòng khách trở nên sang trọng và cuốn hút hơn.
Gạch ốp chân tường có tác dụng bảo vệ tường của bạn tránh khỏi ẩm mốc, đem lại tính thẩm mỹ cho không gian. Đồ họa: Kim Nhung
Gạch ốp chân tường có tác dụng bảo vệ tường của bạn tránh khỏi ẩm mốc, đem lại tính thẩm mỹ cho không gian. Đồ họa: Kim Nhung
Nên chọn gạch ốp chân tường như thế nào?
Chú ý đến chất liệu: Vì chân tường dễ ẩm mốc nên bạn hãy chọn những chất liệu gạch tốt. Điển hình có gạch Granite được ưu tiên dùng cho gạch chân tường vì có chất liệu tràng thạch. Loại gạch này đảm bảo được khả năng hút ẩm rất kém, giúp chất lượng gạch được giữ tốt hơn.
Lựa chọn màu sắc phù hợp: Ngoài chất liệu ra thì màu sắc của gạch cũng cần phải chú ý vì nó phải đảm bảo được tính thẩm mỹ của không gian. Mỗi không gian khác nhau thì bạn nên chú ý chọn màu sắc phù hợp, nhưng vẫn cần hài hòa với tổng thể chung của ngôi nhà.
Phương pháp ốp gạch cho chân tường
Phương pháp ốp nổi: Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng nhiều từ xưa đến nay. Phương pháp này có ưu điểm về chất lượng đó là giúp gạch bám chắc, chống thấm hiệu quả và dễ dàng thực hiện cũng như thi công. Quy trình ốp diễn ra nhanh chóng, không mất nhiều thời gian nên việc đi vào sử dụng sẽ nhanh hơn nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm nhất định đó là bạn sẽ thấy phần xương gạch bị nổi, nên trông sẽ hơi thô và thiếu tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn những phương pháp ốp gạch chân tường khác nhau. Đồ họa: Kim Nhung
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng để lựa chọn những phương pháp ốp gạch chân tường khác nhau. Đồ họa: Kim Nhung
Phương pháp ốp chìm: Ưu điểm của phương pháp này đó là tính thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp ốp nổi. Gạch chìm vào trong tường tạo mặt phẳng nên không bị lộ những khuyết điểm.
Ngoài ra, cách ốp chìm sẽ giúp hạn chế bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh vì không có phần gờ nhô ra khỏi tường như cách ốp nổi. Tuy nhiên, thi công theo việc ốp gạch chân tường chìm sẽ phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian hơn.
Theo KIM NHUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

Xu hướng thiết kế nhà ở Gia Lai: Không gian sống hiện đại, thân thiện môi trường

(GLO)-

"Nhà là nơi để trở về" điều này không chỉ phản ánh ý nghĩa tinh thần mà còn gợi nhắc tầm quan trọng của việc thiết kế nhà ở nhằm nâng cao chất lượng sống. Nhà ở hiện đại được bố trí không gian xanh thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng tại Gia Lai.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.