Bâng khuâng tựu trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Mùa hè năm nay trở nên quá dài đối với các bạn học trò quê tôi khi năm học cũ vội vàng kết thúc vì dịch bệnh từ giữa tháng 5. Học trò nghỉ hè cũng chỉ biết quanh quẩn ở nhà hay lên rẫy phụ giúp bố mẹ. Những ngày này, tôi thường nhận được những tin nhắn của trò hỏi thăm khi nào đến trường. Hẳn là các em đã rất nhớ lớp, nhớ thầy cô, bè bạn và mong ngóng ngày tựu trường.
Thế là đã tròn 20 năm tôi đứng trên bục giảng. Hai mươi mùa tựu trường nhưng lần nào tôi cũng cảm giác như mới hôm qua, tâm hồn như trẻ mãi cùng bảng đen phấn trắng. Tôi nhớ những câu văn thấm đẫm chất thơ của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Mỗi khi đọc đoạn ấy, tôi lại bồi hồi muốn sẻ chia những cảm xúc trong sáng ấy để các em thấy rằng tuổi học trò là đẹp nhất đối với ai đã từng được cắp sách tới trường.
Thông lệ, cứ đúng ngày 1-8, thầy cô trở lại trường ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ hè. Có năm, chúng tôi thật bất ngờ khi không dặn trước mà học sinh vẫn ùn ùn kéo đến để được biết về tình hình năm học mới. Có lẽ các em còn nôn nao, trông ngóng hơn cả tôi. Sau này, mặc dù có Zalo, Facebook để liên lạc nhưng sợ các em không biết được hết, trước khi tựu trường vài ba ngày, thầy cô vẫn phải vào tận buôn làng nhờ trưởng thôn thông báo. Nhà trường còn cử vài giáo viên chạy xe máy cầm loa tay đi dọc các con đường trong xã để thông báo. Tôi nhớ mãi buổi chiều vui vẻ ấy, thầy cô đi đến đâu, học trò lại rồng rắn đạp xe theo đến đấy, í ới nhắc nhau bằng tiếng địa phương. Tuy nghe lõm bõm được vài từ nhưng tôi cũng hiểu các em đang nói về ngày tựu trường với vẻ mặt đầy hứng khởi.
Bâng khuâng tựu trường (GLO)- Mùa hè năm nay trở nên quá dài đối với các bạn học trò quê tôi khi năm học cũ vội vàng kết thúc vì dịch bệnh từ giữa tháng 5. Học trò nghỉ hè cũng chỉ biết quanh quẩn ở nhà hay lên rẫy phụ giúp bố mẹ. Những ngày này, tôi thường nhận được những tin nhắn của trò hỏi thăm khi nào đến trường. Hẳn là các em đã rất nhớ lớp, nhớ thầy cô, bè bạn và mong ngóng ngày tựu trường. Thế là đã tròn 20 năm tôi đứng trên bục giảng. Hai mươi mùa tựu trường nhưng lần nào tôi cũng cảm giác như mới hôm qua, tâm hồn như trẻ mãi cùng bảng đen phấn trắng. Tôi nhớ những câu văn thấm đẫm chất thơ của Thanh Tịnh: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Mỗi khi đọc đoạn ấy, tôi lại bồi hồi muốn sẻ chia những cảm xúc trong sáng ấy để các em thấy rằng tuổi học trò là đẹp nhất đối với ai đã từng được cắp sách tới trường. Thông lệ, cứ đúng ngày 1-8, thầy cô trở lại trường ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ hè. Có năm, chúng tôi thật bất ngờ khi không dặn trước mà học sinh vẫn ùn ùn kéo đến để được biết về tình hình năm học mới. Có lẽ các em còn nôn nao, trông ngóng hơn cả tôi. Sau này, mặc dù có Zalo, Facebook để liên lạc nhưng sợ các em không biết được hết, trước khi tựu trường vài ba ngày, thầy cô vẫn phải vào tận buôn làng nhờ trưởng thôn thông báo. Nhà trường còn cử vài giáo viên chạy xe máy cầm loa tay đi dọc các con đường trong xã để thông báo. Tôi nhớ mãi buổi chiều vui vẻ ấy, thầy cô đi đến đâu, học trò lại rồng rắn đạp xe theo đến đấy, í ới nhắc nhau bằng tiếng địa phương. Tuy nghe lõm bõm được vài từ nhưng tôi cũng hiểu các em đang nói về ngày tựu trường với vẻ mặt đầy hứng khởi. Rồi ngày ấy cũng đến. Học trò diện bộ đồ mới nhất làm sân trường như bừng sáng lên. Gặp lại trò cũ, tôi vui mừng xoa đầu các em mà khen chóng lớn quá. Quả vậy, mới có 3 tháng hè, trông em nào cũng khác hẳn. Các bạn nữ dường như xinh đẹp hơn còn các bạn nam thì rắn rỏi, khỏe khoắn. Trong buổi tựu trường, tôi vẫn thường dành tình cảm của mình cho học trò lớp 6, lớp đầu cấp của bậc THCS. Các em trông đầy vẻ bối rối đáng yêu, rụt rè, túm tụm lại với nhau vì lạ trường, lạ thầy. Em nào cũng hồi hộp, bẽn lẽn khi được gọi tên, khác hẳn vẻ dạn dĩ của các anh chị lớp trên. Công việc đầu tiên sau khi nhận lớp bao giờ cũng là dọn vệ sinh sân trường. Các lớp được chia khu vực để dọn dẹp, chỉ là những việc nhẹ nhàng vừa sức với các em như quét sân, nhổ cỏ. Lớp nào cũng cố làm cho nhanh để được giáo viên chủ nhiệm cho mượn sách giáo khoa. Học sinh trường tôi gần 100% là người dân tộc thiểu số nên các em được mượn sách từ tủ sách dùng chung của nhà trường. Chúng tôi luôn nhắc nhở các em bao bọc, giữ gìn cẩn thận để lớp sau còn dùng. Để bổ sung thêm nguồn sách, khi năm học kết thúc, tôi chủ động xin sách cũ cho các em. Mọi người ủng hộ nhiệt tình, nhất là các bạn tôi ở tận Hà Nội cũng chung tay gom sách gửi vào, có khi còn tặng thêm mấy thùng vở viết hay đồ dùng học tập. Tôi vẫn luôn dặn học trò phải biết trân trọng trước sự sẻ chia đầy ý nghĩa ấy. Năm nay, tựu trường, khai giảng không tập trung học sinh. Lòng tôi cũng đôi chút bâng khuâng. Sẽ không có được cái không khí tưng bừng rộn rã như những năm trước. Nhưng đó là cách tốt nhất để chúng ta cùng nhau phòng tránh dịch bệnh. Nhà trường và thầy cô sẽ có những biện pháp hữu hiệu để truyền tải thông tin trường lớp đến các em học sinh. Năm học mới sắp đến, công tác dạy và học sẽ phải đối mặt với những thách thức mới nhưng cũng đầy hy vọng, sáng tươi. MAI HƯƠNG Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Rồi ngày ấy cũng đến. Học trò diện bộ đồ mới nhất làm sân trường như bừng sáng lên. Gặp lại trò cũ, tôi vui mừng xoa đầu các em mà khen chóng lớn quá. Quả vậy, mới có 3 tháng hè, trông em nào cũng khác hẳn. Các bạn nữ dường như xinh đẹp hơn còn các bạn nam thì rắn rỏi, khỏe khoắn. Trong buổi tựu trường, tôi vẫn thường dành tình cảm của mình cho học trò lớp 6, lớp đầu cấp của bậc THCS. Các em trông đầy vẻ bối rối đáng yêu, rụt rè, túm tụm lại với nhau vì lạ trường, lạ thầy. Em nào cũng hồi hộp, bẽn lẽn khi được gọi tên, khác hẳn vẻ dạn dĩ của các anh chị lớp trên.
Công việc đầu tiên sau khi nhận lớp bao giờ cũng là dọn vệ sinh sân trường. Các lớp được chia khu vực để dọn dẹp, chỉ là những việc nhẹ nhàng vừa sức với các em như quét sân, nhổ cỏ. Lớp nào cũng cố làm cho nhanh để được giáo viên chủ nhiệm cho mượn sách giáo khoa. Học sinh trường tôi gần 100% là người dân tộc thiểu số nên các em được mượn sách từ tủ sách dùng chung của nhà trường. Chúng tôi luôn nhắc nhở các em bao bọc, giữ gìn cẩn thận để lớp sau còn dùng. Để bổ sung thêm nguồn sách, khi năm học kết thúc, tôi chủ động xin sách cũ cho các em. Mọi người ủng hộ nhiệt tình, nhất là các bạn tôi ở tận Hà Nội cũng chung tay gom sách gửi vào, có khi còn tặng thêm mấy thùng vở viết hay đồ dùng học tập. Tôi vẫn luôn dặn học trò phải biết trân trọng trước sự sẻ chia đầy ý nghĩa ấy.
Năm nay, tựu trường, khai giảng không tập trung học sinh. Lòng tôi cũng đôi chút bâng khuâng. Sẽ không có được cái không khí tưng bừng rộn rã như những năm trước. Nhưng đó là cách tốt nhất để chúng ta cùng nhau phòng tránh dịch bệnh. Nhà trường và thầy cô sẽ có những biện pháp hữu hiệu để truyền tải thông tin trường lớp đến các em học sinh. Năm học mới sắp đến, công tác dạy và học sẽ phải đối mặt với những thách thức mới nhưng cũng đầy hy vọng, sáng tươi.
MAI HƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.