Ban hành Chương trình quốc gia nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. 
Nuôi cá lồng bè trên dòng Pô Cô là mô hình kinh tế triển vọng cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: Phương Vi
Nuôi cá lồng bè trên dòng Pô Cô là mô hình kinh tế triển vọng. Ảnh: Phương Vi
Đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7 triệu tấn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025: Đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%.
Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 50% nhu cầu tôm sú bố mẹ và trên 25% nhu cầu tôm thẻ chân trắng bố mẹ, trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống; chủ động sản xuất, cung ứng đủ con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 30 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 30% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
Xây dựng, phát triển các vùng nuôi thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm
Một trong các nội dung của Chương trình là phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong đó, đối với tôm nước lợ, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất để tiết kiệm nước, nhiên liệu, thân thiện môi trường, hướng tới không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường; nuôi có chứng nhận; nuôi theo hướng giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm sử dụng vật liệu nhựa gây tác hại đến môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường.
Đa dạng hóa các phương thức nuôi theo điều kiện từng vùng và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nuôi tôm ở các vùng đất bị nhiễm mặn, vùng chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, phù hợp với điều kiện tự nhiên và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Ưu tiên phát triển các hình thức nuôi có kiểm soát nhiệt độ trong mùa đông đối với các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế; ưu tiên phát triển các hình thức nuôi tôm sú trong rừng ngập mặn, nuôi hữu cơ, nuôi tôm-lúa; tiếp tục phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với quy hoạch của địa phương đối với các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ.
Đối với cá tra, tiếp tục phát triển nuôi cá tra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Thực hiện kiểm soát chặt chẽ điều kiện cơ sở nuôi theo các quy định hiện hành, khuyến khích mở rộng diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn để tạo sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, phù hợp với nhu cầu, yêu cầu thị trường tiêu thụ; khuyến khích áp dụng công nghệ nuôi mới, tiết kiệm nước, thích ứng với biến đổi khí hậu và công nghệ xử lý nước thải, bùn thải để bảo vệ môi trường.
Trung bình mỗi bè cá diêu hồng 5 m2 có thể thu được khoảng 3 tấn cá thương phẩm/lứa, 1 năm nuôi 2-3 lứa. Ảnh: Phương Vi
Trung bình mỗi bè cá diêu hồng 5 m2 có thể thu được khoảng 3 tấn cá thương phẩm/lứa, 1 năm nuôi 2-3 lứa. Ảnh: Phương Vi
Đối với cá nước lạnh, tiếp tục mở rộng quy mô nuôi cá nước lạnh tại các vùng có tiềm năng, phù hợp ở Tây Bắc, Tây Nguyên và một số địa phương khác có nguồn nước phù hợp.
Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường, tạo ra sản lượng lớn, chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; đa dạng hóa sản phẩm từ cá nước lạnh (trứng cá muối, cá xông khói…) để nâng cao giá trị sản phẩm...
Về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng, phát triển các vùng nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện giám sát dư lượng hóa chất, thuốc, kháng sinh; xây dựng, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định của pháp luật và yêu cầu thị trường.
Thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.
Tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm
Nội dung khác của Chương trình là phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể, phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng nuôi, hình thức, điều kiện nuôi theo hướng giảm phụ thuộc vào bột cá; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường.
Phát triển sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường, phù hợp với mỗi hình thức, đối tượng nuôi; phát triển sản xuất sản phẩm thuốc thú y thủy sản có nguồn gốc từ các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường, từng bước thay thế thuốc kháng sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu mới, máy móc thiết bị theo hướng an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng, hoàn thiện tiêu chuẩn, phương pháp thử để kiểm soát, đánh giá, giám định, kiểm định chất lượng vật tư thủy sản.
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ sở sản xuất vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ trong nước để chủ động sản xuất và giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản.
L.H
 

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.