Bán đậu phộng dạo mua bánh mì cho người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

87 tuổi - ở tuổi xế chiều nhưng hằng ngày cụ Lưu Bình ở tổ dân phố 1, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum vẫn đạp xe đi bán từng túi đậu phộng luộc.

Điều đáng nói, mỗi ngày cụ trích gần toàn bộ số tiền lời để mua bánh mì giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó.

 

Tủ bánh mì của cụ Bình dành cho người nghèo.
Tủ bánh mì của cụ Bình dành cho người nghèo.

Hình ảnh cụ Bình râu tóc bạc phơ, trông rất phúc hậu đạp chiếc xe đạp sườn ngang lụi cụi đi bán dạo từng túi đậu đã quá quen thuộc với người dân phố núi Kon Tum. Hỏi công việc có cực khổ không, cụ lắc đầu, cười sảng khoái để lộ hàm răng chỉ còn vài chiếc:

“Không mệt đâu cô, mỗi ngày tôi lấy 10 kg đậu, sáng dậy sớm nấu rồi 7h30 đạp xe đi bán. Ban ngày bán không hết thì chiều tối tôi đi bán tiếp, hết thì nghỉ”.

Bán hết 10kg đậu, tiền lời được hơn 100.000 đồng. Cụ nói về đồng tiền mình làm ra: “Cũng nhờ vậy, hai năm nay tôi mới làm được tủ bánh mì để giúp đỡ những người nghèo khó”. Cụ cho biết mấy năm trước cụ để ý thấy trên đường phố có người đặt tủ bánh mì từ thiện.

Cụ rất quý tấm lòng của ai đó. Rồi những khi bán dạo nơi này nơi kia, cụ thấy còn nhiều người nghèo khó quá, nhất là ở cổng bệnh viện thành phố. “Tôi liền đóng một cái tủ rồi mỗi ngày đi làm, trích tiền mua bánh mì bỏ vào đó cho những người cần” - cụ Bình kể.

Ngày đầu tiên, sợ mọi người không dám nhận nên 5h sáng cụ tự đi mua 50.000 đồng bánh mì, lên tận nơi để phát. “Ui đông lắm! Thoạt đầu tôi gửi mỗi người hai ổ nhưng không đủ, nên sau tôi gửi mỗi người một ổ” - cụ Bình móm mém nói.

Sau này, khi mọi người đã quen với tủ bánh mì, mỗi sáng cụ đều đặt tiệm bánh đem đến bỏ vào tủ 100 ổ (130.000 đồng). “Tôi không phát, để mọi người tự lấy mà không phải ái ngại” - cụ nói.

Ngày nào cụ cũng đi bán, bất kể mưa gió. Nhờ vậy tủ bánh mì cho người nghèo lúc nào cũng đầy ắp. Hôm nào đau bệnh không đi được, cụ lấy tiền để dành bù vào. “Thấy việc tôi làm có ý nghĩa, một số người cũng tình nguyện làm theo. Người thì tài trợ thêm ít tiền, còn người thì mua bánh mì bỏ luôn vào tủ” - cụ Bình nói.

“Nhiều hôm mưa gió, chúng tôi bảo ba nghỉ ở nhà nhưng ông nhất quyết không chịu. Ông bảo đi bán cho khỏe, mới có tiền để sẻ chia với mọi người" - chị Nguyễn Thị Mừng (con dâu cụ Bình), nói.

Gần chín mươi tuổi, hằng ngày cụ Bình vẫn duy trì nếp sống giản dị, thanh đạm ăn chay trường và dành một phần tiết kiệm để làm việc thiện. Mọi thứ xung quanh cụ, từ cuộc sống hằng ngày đều đơn giản, cụ nói sống từ tốn mới vui, chẳng việc gì xô bồ, gấp gáp.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

null