Bài học từ nỗi nhục nhận hối lộ của ông Trương Minh Tuấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tự bào chữa trước tòa, bị cáo Trương Minh Tuấn đã thú nhận rằng 'nhận hối lộ là nỗi nhục'. Ông cũng cay đắng thốt lên: 'Quá khứ rồi cũng như nước trôi qua cầu, không thể quay lại được'.
 
Bị cáo Trương Minh Tuấn tự bào chữa trước tòa ngày 21-12-2019 - Ảnh: TTXVN
Đúng là có ăn năn hối lỗi cỡ nào thì ông Tuấn cũng không thể quay lại được trước thời điểm nhận hối lộ.
Ông cựu bộ trưởng chỉ thấy nhục sau một quá trình dài làm việc với các cơ quan thanh tra, điều tra, truy tố và những ngày gần đây ngồi trong phòng xét xử của tòa án. Còn khi nhận gói quà 200.000 USD, ông vẫn nghĩ rằng "người ta mừng tôi lên chức bộ trưởng"!
Còn nhớ, dịp tết đầu tiên của nhiệm kỳ ông Tuấn được làm bộ trưởng, khi Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ không được nhận quà biếu, trả lời phóng viên Tuổi Trẻ tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, ông Tuấn còn khẳng định "tôi không nhận món quà nào của bất kỳ ai".
Dẫn lại vài chi tiết nêu trên để nói rằng người đã làm quan thì thanh liêm phải là bản chất, thống nhất từ suy nghĩ đến hành động trước khi bước vào chốn quan trường mới có thể tự mình chống "tự diễn biến", mới đủ sức đề kháng trước những gói quà "nặng đô". 
Nếu các quan chức giữ gìn sự liêm chính, coi việc nhận quà (dưới bất cứ hình thức nào) là trái đạo làm quan, họ sẽ không có ngày phải chịu nhục. Còn một khi coi 200.000 USD, số tiền tương đương khoảng 300 tháng lương bộ trưởng, chỉ là "quà mừng", sẽ khó tránh được vòng xoáy của tội lỗi.
Người làm quan lấy đức thanh liêm làm gốc. Nếu các quan viên đánh mất đi cái gốc này, không biết xấu hổ trước khi đưa tay nhận quà, các quy định pháp luật có cứng rắn đến mấy, các nghị quyết, văn bản, lời kêu gọi có lay động đến bao nhiêu cũng không đủ sức phòng ngừa, đặc biệt là trong một xã hội tiêu dùng tiền mặt, các dòng chảy của vật chất rất khó kiểm soát như xã hội chúng ta.
Đương nhiên, cùng với việc tu rèn liêm chính của người làm cán bộ thì Nhà nước phải có chính sách dưỡng liêm, đồng thời với các biện pháp kiểm soát quyền lực, đòi hỏi trách nhiệm giải trình triệt để, với những cải cách, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý doanh nghiệp nhà nước. 
Nếu lương bộ trưởng chỉ bằng thu nhập của một người lái taxi thì họ không dễ tránh được các "viên đạn bọc đường". Thế nên kinh nghiệm phòng ngừa tham nhũng trên thế giới đã đúc rút lại là thể chế phải đảm bảo để các công bộc không thể tham nhũng, không muốn tham nhũng và không dám tham nhũng.
Để cán bộ, công chức "không thể tham nhũng", pháp luật phải bịt được mọi lỗ rò, kẽ hở, kiểm soát được tài sản, thu nhập và kiểm soát được dòng tiền, buộc thanh toán qua tài khoản như nhiều nước đang áp dụng. 
Để họ "không dám tham nhũng", quyền lực phải bị giám sát, kiểm soát, mọi vi phạm, sai phạm phải bị xử lý nghiêm minh, chế tài phải đủ sức răn đe khiến người có ý định phạm tội phải khiếp sợ. 
Để "không muốn tham nhũng", chế độ đãi ngộ (lương, phụ cấp, thưởng) cho cán bộ, công chức phải xứng đáng (Singapore trả lương cao cho công chức là một ví dụ) để họ yên tâm làm việc, cống hiến.
Hi vọng rằng "tiền lệ án" này và những lời thú tội vọng ra từ phòng xét xử sẽ có tác dụng như một tấm gương soi, giúp các doanh nhân và quan chức nhìn lại mình, để làm quan thanh liêm và làm thương gia chân chính, để lại tiếng thơm cho đời.
Lê Kiên (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.