Bác sĩ trẻ dấn thân vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ra trường năm 2014, bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu (28 tuổi) được tuyển dụng về làm việc tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Tuy nhiên, khi biết có dự án tình nguyện về công tác tại vùng khó khăn, anh Hiếu đã xung phong đến vùng xa xôi, khó khăn nhất.

 Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu và vợ tại bia đá ghi lại lời dạy của Bác Hồ với tuổi trẻ ở Đền Hùng
Bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu và vợ tại bia đá ghi lại lời dạy của Bác Hồ với tuổi trẻ ở Đền Hùng



Từ chối công việc ở Hà Nội để đến với đồng bào miền núi

“Mình sẵn sàng tình nguyện ở bất cứ nơi nào trên đất nước VN, nơi nào người dân sống được thì mình cũng có thể sống được”, Hiếu đã viết như thế trong đơn tình nguyện của mình. Và bác sĩ Hiếu được phân công về công tác tại Trung tâm y tế H.Mường Nhé - một huyện nghèo bậc nhất của tỉnh Điện Biên, nằm trong danh sách 63 huyện nghèo (thuộc Dự án 585 Bộ Y tế), cách Hà Nội 700 km.

Bác sĩ Hiếu kể, anh biết dự án này từ năm thứ 5 học đại học. Đây là dự án rất nhân đạo, góp phần giảm thiểu tình trạng quá tải ở tuyến trên, tăng cường và nâng cao chất lượng y tế ở tuyến dưới. Hiếu lại là người thích đi tình nguyện, nhất là ở vùng cao, nơi người dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian chờ đợi, anh Hiếu cũng nộp đơn xin việc vào các bệnh viện đang tuyển dụng ở Hà Nội.

Khoảng 4-5 tháng sau, anh Hiếu được Bệnh viện Thanh Nhàn gọi phỏng vấn và trúng tuyển vị trí bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu. Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ đợi ngày đi làm.


“Mình nhớ hôm ấy là chủ nhật, ngày thứ hai sẽ là buổi đi làm đầu tiên. Tuy nhiên, mình lại được Bộ Y tế gọi điện thông báo hồ sơ đã được duyệt và đủ điều kiện tham gia chương trình đi tình nguyện vùng cao. Lúc ấy mình rất vui, không ngần ngại gọi điện ngay cho Bệnh viện Thanh Nhàn: “Cháu tham gia đi tình nguyện với Bộ Y tế rồi, mai cháu không đi làm nữa”.

Sau 2 năm được Bộ Y tế hỗ trợ đào tạo chuyên khoa 1 về nội nhi, bác sĩ Hiếu rời quê hương (H.Mê Linh, Hà Nội) lên H.Mường Nhé công tác, để lại cha mẹ già, người vợ và 2 con nhỏ (đứa lớn 21 tháng tuổi, đứa bé 4 tháng tuổi). Khi được hỏi: "Có bao giờ anh cảm thấy nuối tiếc trước quyết định của mình", Hiếu nói: “Mình chưa từng nghĩ tới điều đó, bởi mình quan niệm tuổi trẻ là phải cống hiến cho đất nước, cho xã hội”.

Vượt qua khó khăn của bản thân

Sau khi đi tình nguyện, khoảng 3 tháng bác sĩ Hiếu về thăm vợ và con nhỏ 1 lần với 2 ngày di chuyển qua nhiều lần xe, chưa kể nếu lũ, sạt lở đường thì còn lâu hơn nữa. Khó khăn, vất vả không ngăn nổi tinh thần cống hiến của bác sĩ trẻ này. Hiện anh Hiếu là bác sĩ nhi khoa, nhưng vẫn làm việc với vai trò bác sĩ đa khoa do cơ sở thiếu điều kiện. “Ở đây trang thiết bị thiếu thốn, đặc biệt là nguồn nhân lực mỏng, trình độ vẫn còn hạn chế, nên một bác sĩ ngoài chuyên ngành đã được đào tạo còn phải làm nhiệm vụ của bác sĩ đa khoa. Cho nên, dù có chuyên môn về nội nhi nhưng cũng có khi mình phải đỡ đẻ”, anh Hiếu chia sẻ. Dù bận rộn nhưng bác sĩ Hiếu vẫn tranh thủ thời gian học tiếng dân tộc để tiếp xúc với dân.

Mỗi ngày, trung bình bác sĩ Hiếu điều trị từ 40 - 50 bệnh nhân, có những hôm phải trực 24/24 giờ. Có những ca bệnh để lại nuối tiếc trong anh, nhất là những ca điều trị không thành công vì bệnh nhân được đưa đến quá muộn. Bác sĩ Hiếu nhớ như in vào một tối mùa đông giá rét, có đôi vợ chồng mất 5 giờ để đưa con nhỏ vượt 60 - 70 km đường rừng đến trung tâm khám. “Khi đưa đến nơi thì thân cháu đã lạnh cóng, thở thoi thóp, không cứu được nữa”, bác sĩ Hiếu nhớ lại. Chính từ những lần như vậy Hiếu càng thấu hiểu hơn về tình cảnh khó khăn, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân vùng cao, nên càng được tiếp thêm nghị lực bám chặt cơ sở hơn.

Anh Hiếu tâm sự: “Điều quan trọng nhất đối với một bác sĩ không chỉ đơn thuần là trình độ chuyên môn, mà còn phải thật sự tâm huyết. Có những trường hợp nặng, nếu bác sĩ không quyết đoán, có tấm lòng, dễ buông thì bệnh nhân có thể mất đi cơ hội sống”.

Ít ai biết, hoàn cảnh của bác sĩ Hiếu rất khó khăn. Anh Hiếu và vợ đều mắc bệnh mạn tính. Anh bị viêm cột sống dính khớp, có lúc đi lại còn khó khăn. Sau một thời gian điều trị, tuy bệnh đã ổn định nhưng vẫn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Vợ anh Hiếu là cô giáo dạy học ở quê, bị u tuyến giáp phải phẫu thuật cắt bỏ và dùng hormone thay thế cả đời, do suy giáp sau phẫu thuật. Tuy nhiên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, bác sĩ Hiếu vẫn ước mong, khát vọng cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày, để có đủ năng lực phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.

Vũ Thơ-Trường Hùng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

Những người con ưu tú của xã Ayun anh hùng

(GLO)- Không chỉ anh dũng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các ông Siu Đôm và Đinh A Nhur (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) còn có nhiều đóng góp trong quá trình tái thiết, xây dựng quê hương sau ngày giải phóng. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ học tập, noi theo.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Thầy Vũ Văn Tùng (hàng sau, thứ 3 từ trái sang, người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng") phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám trao học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của trường. Ảnh: Văn Tùng

Tủ bánh mì 0 đồng trao học bổng “Vì em hiếu học”

(GLO)- Sáng 29-4, thầy Vũ Văn Tùng-người phụ trách "Tủ bánh mì 0 đồng" phối hợp với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Đăk Pơ Pho, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ trao học bổng “Vì em hiếu học” cho học sinh vượt khó học giỏi của trường.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

Lưu học sinh Lào và tình yêu dành cho Pleiku

(GLO)- “Gia Lai cho chúng em cảm giác thân thuộc như ở quê nhà. Người dân nơi đây luôn yêu thương, giúp đỡ lưu học sinh Lào. Nếu lựa chọn lại, em vẫn sẽ chọn sang đây du học”-Sidavong Sinnakhone-Sinh viên năm thứ 2 thuộc Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai-vui vẻ nói.

Tuổi trẻ Báo Gia Lai và BIDV ôn lại lịch sử qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”

Tuổi trẻ Báo Gia Lai và BIDV ôn lại lịch sử qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”

(GLO)- Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 27-4, tại Touch Cinema (TP. Pleiku), Chi đoàn Báo Gia Lai và Đoàn Thanh niên BIDV Gia Lai đã cùng nhau ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc qua bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.