Australia đón năm mới, nhà hát 'con sò' lung linh trong pháo hoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Australia vừa bước sang năm mới 2019 với màn trình diễn pháo hoa trứ danh tại Sydney và nhiều thành phố khác.

- Các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương cùng New Zealand, Australia là những nơi đầu tiên trên thế giới bước sang năm mới 2019.

- Màn trình diễn pháo hoa ở Sydney trong đêm giao thừa năm nay không khiến người hâm mộ thất vọng.

- Nhiệt độ giảm thấp tại nhiều nước trong dịp giao thừa, năm mới.

Pháo hoa Sydney 'danh bất hư truyền'
'Tết tây' ở Trung Quốc
Tết dương lịch không được tổ chức rộng rãi ở Trung Quốc đại lục vì Tết Nguyên đán vào tháng 2 là dịp lễ quan trọng hơn. Song các sự kiện đếm ngược chào năm mới vẫn được tổ chức ở các thành phố lớn. Mọi người cũng đến chùa để rung chuông và cầu nguyện.
Tại Bắc Kinh, một buổi gala được tổ chức với sự xuất hiện của các nhân vật nổi tiếng tại tổ hợp Olympic, nơi từng diễn ra Thế vận hội mùa hè 2008. Sự kiện này hướng đến Thế vận hội mùa đông 2022 cũng diễn ra ở thủ đô của Trung Quốc. Nhiệt độ hiện tại ở Bắc Kinh cũng xuống tới âm 7 độ C, khiến cho ít người muốn ra tập trung ở nơi công cộng.
Tại Thượng Hải, cảnh sát được tăng cường để đảm bảo an ninh ở các khu vực có tập trung đông người. Một vụ giẫm đạp từng diễn ra tại lễ đếm ngược năm 2014 ở thành phố này khiến 36 người thiệt mạng.
Tại Hong Kong, các tòa nhà chọc trời biểu tượng của thành phố đều trình diễn ánh sáng đẹp mắt. Đêm nay sẽ có lễ hội ánh sáng, âm nhạc và pháo hoa trên cảng Victoria, dự kiến thu hút 300.000 người theo dõi.

Trang trí chào năm mới 2019 tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Peng Hua/Pacific Press.
Trang trí chào năm mới 2019 tại Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh: Peng Hua/Pacific Press.
Nhiệt độ ở Hàn Quốc giảm thấp
Từ Seoul, bạn Thu Trang chia sẻ năm nay tại Hàn Quốc, nhiệt độ đêm giao thừa khá thấp (khoảng âm 6 độ C), nên chính phủ kéo dài hoạt động của các phương tiện tới 2h sáng (so với bình thường là 0h).

"Đêm nay người dân đổ về phía quảng trường Gwanghwamun khá đông vì ở đây có treo một cái chuông đồng rất to", Trang nói với Zing.vn.

Ảnh: NVCC.
Ảnh: NVCC.
Sydney, Melbourne đồng loạt bắn 22,5 tấn pháo hoa
Australia vừa bước sang năm mới 2019 với màn trình diễn pháo hoa trứ danh tại Sydney và nhiều thành phố khác.
Trong khi thành phố Sydney sử dụng 8,5 tấn pháo hoa cho sự kiện đón năm mới, thành phố Melbourne cùng múi giờ cũng sử dụng đến 14 tấn pháo hoa để chào mừng năm mới 2019.
Pháo hoa rực rỡ tại khu vực cầu cảng và nhà hát
Pháo hoa rực rỡ tại khu vực cầu cảng và nhà hát "con sò" của Sydney khi vừa bước sang năm 2019. Ảnh: Getty.
Pháo hoa sớm ở Australia
Người dân ở một số thành phố như Sydney (ảnh trên) và Brisbane đã được thưởng thức màn pháo hoa sớm lúc 21h, trước màn pháo hoa chính lúc giao thừa. Pháo hoa ở Sydney là một trong những cảnh tượng được trông đợi nhất đêm giao thừa khi những công trình biểu tượng như nhà hát "con sò", cầu cảng trở nên lung linh, huyền ảo.
Ảnh: Getty, AAP.
Ảnh: Getty, AAP.
'Dịp hiếm hoi để thấy sự lộn xộn của người Đức'
"Người Đức có thói quen tự bắn pháo hoa mừng năm mới. Mặc dù chính quyền thành phố thường chỉ bắn 15 phút giao thừa như ở Việt Nam, giới trẻ Đức đã mua và bắt đầu bắn pháo hoa từ sau Noel kéo dài đến sáng ngày 1/1 năm mới", Việt Hưng, 25 tuổi, du học sinh tại Flensburg, bang Schleswig-Holstein, Đức, chia sẻ với Zing.vn.
"Đặc biệt, đêm giao thừa là dịp hiếm hoi để thấy sự lộn xộn của người Đức, khi mà xe cứu thương và lính cứu hỏa phải túc trực ở những địa điểm đông người để đề phòng tai nạn, cũng như dọn dẹp bãi chiến trường do người dân đi ăn mừng năm mới để lại, như mảnh vỏ chai, xác pháo hoa", Hưng cho biết.
Đêm giao thừa, trong khi giới trẻ đa phần đổ ra đường xem pháo hoa và tiệc tùng, người già thường đón năm mới lặng lẽ hơn ở các nhà hàng, nơi họ nâng ly rượu vang, ăn berliner (một loại bánh đặc trưng của Đức) và nhảy một điệu để mừng năm mới.
"Mình cảm nhận rõ điều này do từng làm việc tại nhà hàng người Hoa vào đúng đêm giao thừa năm 2018. Đêm đó mình phục vụ xong cũng chạy ra phụ bắn pháo hoa với các nhân viên nhà hàng. May mắn là cuối ngày còn được lì xì 20 euro", Hưng chia sẻ.
 Người Đức có truyền thống tự bắn pháo hoa để ăn mừng năm mới. Ảnh: Michael Schulz.
Người Đức có truyền thống tự bắn pháo hoa để ăn mừng năm mới. Ảnh: Michael Schulz.
Người Việt ở Nhật làm mì soba tiễn đưa năm cũ
Từ Tokyo, Nhật Bản, hai bạn Thái Anh (bên phải trong ảnh) và Trà My cho biết một số người Việt ở Nhật làm món mì soba để ăn trong ngày cuối năm. Theo quan niệm của người Nhật, mì soba dễ đứt, nên món ăn này sẽ giúp cắt đứt những xui xẻo của năm cũ để chào đón năm mới.
Ngoài ra, truyền hình Nhật sẽ có chương trình đặc biệt "Kohaku" vào tối giao thừa, giống như chương trình Táo Quân của Việt Nam. Các ca sĩ nổi tiếng sẽ chia thành 2 đội đỏ và trắng, lần lượt biểu diễn từ 7h tối đến 12h đêm.
Ảnh: NVCC.
Ảnh: NVCC.
Du khách đội mưa, cắm trại qua đêm chờ pháo hoa ở Sydney
Hàng nghìn người dân và du khách tại Sydney đổ về khu vực bến cảng để trông chờ màn trình diễn pháo hoa nổi tiếng của thành phố, bất chấp trời đổ mưa.
Chiều 31/12, mưa giông bất ngờ ập đến vùng duyên phải phía đông Australia. Nhiều khu vực trong chiều nay có mưa lớn kèm theo sấm chớp. Cơ quan khí tượng Sydney dự báo cơn bão sẽ sớm di chuyển qua khỏi địa phận thành phố.
Nhiều người đã mặc kệ trời mưa, quyết ngồi lại giữ cho mình một chỗ đứng lý tưởng để quan sát pháo hoa đêm nay, theo ABC Australia. Hàng nghìn người đã đổ về khuôn viên Vườn Bách thảo Hoàng gia. Một số còn cắm trại qua đêm để giành được vị trí quan sát tốt nhất.
Ban tổ chức sự kiện cũng xác nhận màn trình diễn pháo hoa hiện không gặp khó khăn nào và sẽ diễn ra đúng theo kế hoạch.
Ước tính gần 1,5 triệu người sẽ tập trung tại khu vực bờ biển quanh cảng Sydney để chiêm ngưỡng pháo hoa.

"Tôi muốn có được vị trí đẹp nhất để ngắm pháo hoa đêm nay. Pháo hoa Sydney vô cùng nổi tiếng", Shih-Yinu Chen, một khách du lịch từ Đài Loan, chia sẻ cô cùng các bạn đã giữ chỗ suốt 50 tiếng tại Vườn Bách thảo Hoàng gia.

Người dân và du khách đội mưa chiều 31/12 để giữ chỗ xem pháo hoa Sydney. Ảnh: SMH, ABC.
Người dân và du khách đội mưa chiều 31/12 để giữ chỗ xem pháo hoa Sydney. Ảnh: SMH, ABC.
New Zealand chào năm mới 2019
Sau các đảo quốc Nam Thái Bình Dương, New Zealand trở thành nước lớn đầu tiên bước sang năm mới 2019. 
Màn trình diễn pháo hoa tại Aukland, thành phố lớn nhất New Zealand, đã bắt đầu.
Theo New Zealand Herald, hội đồng thành phố Auckland đã tuyên bố sẽ không phản hồi bất kỳ khiếu nại nào về tiếng ồn trong khung giờ từ 18h ngày 31/12/2018 đến 2h ngày 1/1/2019.

 Ảnh: Chụp màn hình, NZ Herald.
Ảnh: Chụp màn hình, NZ Herald.
Giáo sĩ Nhật Bản làm lễ đón năm mới
Các giáo sĩ Thần đạo rời đền Minh Trị (Meiji) ở Tokyo sau buổi thực hiện nghi lễ đón năm mới 2019. Ngôi đền mở cửa từ năm 1920, thờ Nhật hoàng Minh Trị (mất năm 1912) và Hoàng hậu Shoken (mất năm 1914).
 Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.
Nơi đầu tiên đón năm mới 2019
Nơi đầu tiên đón năm mới là hai quốc đảo Samoa và Tonga trên Thái Bình Dương. Vào lúc 17h (giờ Việt Nam), những khu vực này đã bước qua năm mới 2019.
Quốc đảo Samoa, một đảo nhỏ chỉ với 250.000 người sinh sống, là phần phía tây của quần đảo Samoa. Trong khi đó, vương quốc Tonga là một quần đảo độc lập ở Nam Thái Bình Dương.
Năm nay là năm đầu tiên Samoa bắn pháo hoa chào đón năm mới. Chính phủ Samoa tuyên bố hoạt động bắn pháo hoa đêm giao thừa giờ đây sẽ trở thành một sự kiện thường niên.
Điều thú vị là lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ, dù nằm kế quốc đảo Samoa, nhưng lệch múi giờ nên phải chờ 12 tiếng nữa mới được đón năm mới.
 Đảo quốc Samoa thuộc quần đảo Samoa ở phía Nam Thái Bình Dương. Bên cạnh là đảo Samoa thuộc Mỹ. Đồ họa: CNN.
Đảo quốc Samoa thuộc quần đảo Samoa ở phía Nam Thái Bình Dương. Bên cạnh là đảo Samoa thuộc Mỹ. Đồ họa: CNN.
Sydney bắn 8,5 tấn pháo hoa đón năm mới
Giới chức bang New South Wales cho biết sự kiện bắn pháp hoa đón năm mới 2019 tại thành phố Sydney có tổng chi phí lên đến 5,78 triệu USD, theo Guardian.
Tổng cộng gần 8,5 tấn pháo hoa sẽ được sử dụng, thực hiện hơn 100.000 hiệu ứng pháo hoa và 35.000 quả pháo tạo hình sao chổi. 
Chủ đề của buổi trình diễn pháo hoa năm nay là "Nhịp đập của Sydney". Các hiệu ứng được thể hiện với ba màu sắc chủ đạo là vàng, bạc và tím. Buổi trình diễn được thực hiện trên nền nhạc A Natural Woman của nghệ sĩ Aretha Fraklin - nữ ca sĩ da màu nổi tiếng vừa qua đời vào tháng 8.
 Các chuyên gia chất nổ chuẩn bị cho sự kiện bắn pháo hoa tại Sydney. Ảnh: Northern Daily Leader.
Các chuyên gia chất nổ chuẩn bị cho sự kiện bắn pháo hoa tại Sydney. Ảnh: Northern Daily Leader.
Vé xem pháo hoa ở Sydney lên đến 335 USD
Theo cổng thông tin thành phố Sydney, 19 trong số 51 sự kiện chính thức chào đón năm mới 2019 sẽ bán vé cho khách tham gia ngắm pháo hoa.
Nhiều địa điểm có giá vé lên đến 335 USD, chưa bao gồm chi phí cho thức uống có cồn. Việc mang thức uống có cồn vào những sự kiện mở cửa tự do đều bị cấm bởi chính quyền bang New South Wales.
Một số địa điểm bán vé, như đường Hickson hay cầu cảng Pirrama Park, trước kia mở cửa tự do cho người dân, theo Guardian.
Thị trưởng Sydney Clover Moore ngày 31/12 nhấn mạnh các sự kiện này đều được tổ chức trên phần đất được quản lý bởi nhũng cơ quan chính phủ. "Tôi vô cùng bất bình khi có những người muốn kiếm tiền từ những sự kiện đáng lẽ phải giúp đoàn kết cộng đồng và ngợi ca vẻ đẹp của thành phố", bà cho biết.
"Chúng tôi cho rằng cơ quan quản lý bất động sản bang New South Wales và Vườn Bách thảo Hoàng gia không nên kiếm tiền từ những sự kiện cộng đồng vào dịp giao thừa", bà nhấn mạnh.
Thanh Danh - Sơn Trần (zing)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.