An toàn và an tâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ đầu tuần này, hơn 1 triệu trẻ em mầm non, tiểu học tại TP.HCM trở lại trường học sau quãng thời gian phải học online.

Đa số các trường đại học cũng mở cửa đón sinh viên trở lại. Trước đó, các cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, học sinh cũng đã đến trường học trực tiếp.

Những ký túc xá, trường học, giảng đường suốt một thời gian dài được tận dụng làm điểm cách ly tập trung điều trị nay trở lại với chức năng chính: không gian dạy và học, đào tạo và nuôi dưỡng khát vọng phát triển con người. Nhìn từ cuộc chuyển đổi này để thấy rằng sự tái thiết sau đại dịch của thành phố đã thực sự được đặt trên một nền tảng sáng sủa.

Hình ảnh trẻ em đến trường, cha mẹ đi làm và đưa đón con tại các cổng trường đông đúc là biểu hiện đầy đủ nhất một cuộc sống thường nhật của thành phố mà trong những tháng ngày dịch bệnh hoành hành, hầu hết người dân đều mong muốn và khao khát.

Điều còn lại là làm sao để giữ gìn, duy trì sự bình thường đó, để người lớn đảm bảo công ăn việc làm, con trẻ đảm bảo xuyên suốt chương trình học hành.

Các trường tiểu học đều có những chương trình cụ thể phòng chống dịch bệnh như chia lớp để giãn mật độ tiếp xúc, lập phòng cách ly tạm thời khi có học sinh nhiễm bệnh, quy định học sinh đeo khẩu trang thường xuyên, có nơi còn thận trọng chưa tổ chức bán trú ngay từ những tuần đầu nhập học... Có lẽ ai cũng hiểu rằng trong tình cảnh dịch bệnh còn diễn biến trong cộng đồng và lứa tuổi mầm non, tiểu học vẫn được xem là nhóm “nhạy cảm” trước đại dịch, thì thận trọng từng bước một là không bao giờ thừa.

Cũng vậy, thận trọng từng bước một để đảm bảo an toàn trước đại dịch, nhưng không để đánh mất cơ hội phát triển là tinh thần chung trong các quyết sách về kinh tế ở giai đoạn này. Điều này có thể thấy rõ ràng nhất trong lĩnh vực du lịch.

Sau một cái tết, du lịch nội địa có nhiều dấu hiệu phục hồi ở các điểm đến như Đà Lạt, Phú Quốc, Mũi Né, Nha Trang..., thì một phương án triển khai chương trình đón khách du lịch quốc tế và nội địa kể từ 15.3 được Bộ VH-TT-DL đưa ra trên tinh thần nắm bắt trở lại cơ hội phát triển du lịch có thể xem là một dấu chỉ quyết liệt, mang lại nhiều hứa hẹn khởi sắc. Từ 15.2, VN cũng mở lại toàn bộ các đường bay quốc tế sau gần 2 năm đóng cửa. Các thủ tục kiểm soát dịch bệnh đối với khách nhập cảnh đang dần được nới lỏng, tập trung vào giám sát trên bản chất dịch tễ, hướng đến ngăn chặn từ xa. Cách tiếp cận có hệ thống và đúng đắn sẽ giúp xử lý dần các thủ tục nặng nề, tạo ý thức tự giác và tâm thế an toàn nơi du khách. Dịch vụ đón khách ở các điểm, thành phố du lịch cũng dần trở nên chuyên nghiệp và có sự thích ứng tốt, không còn những kỳ thị hay dè chừng vùng miền nặng nề như ở thời điểm dịch bệnh chưa được khống chế, kiểm soát.

Không để lỡ cơ hội phục hồi trên cơ sở cập nhật kịp thời diễn biến của đại dịch và phương cách ứng phó; thận trọng để đảm bảo an toàn để duy trì nhịp phát triển vững vàng.

Theo Nguyễn An Nam (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...