Ăn da cá hồi có tốt không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cá hồi nổi tiếng là loại cá béo mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng. Thịt cá hồi có hàm lượng axit béo omega-3 cao, thậm chí còn được mô tả là siêu thực phẩm. Trong khi đó, da cá hồi cũng mang nhiều dưỡng chất có lợi.

Giống như thịt cá hồi, da cá hồi cũng chứa axit béo omega-3. Một nghiên cứu đăng trên chuyên san BMC Cancer phát hiện axit béo omega-3 có thể hỗ trợ ngăn ngừa ung thư.

Cũng như phần thịt, da cá hồi có nhiều lượng axit béo omega-3. Ảnh: Shutterstock

Cũng như phần thịt, da cá hồi có nhiều lượng axit béo omega-3. Ảnh: Shutterstock

Trong da cá hồi có những dưỡng chất mà thịt cá không có hoặc ít, chẳng hạn như phốt pho, kali, vitamin B và D. Vitamin D có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi, nhờ đó giúp xương chắc khỏe hơn, theo tạp chí y khoa Medical News Today (Anh).

Không chỉ có khoáng chất và omega-3, da cá hồi còn có protein. Da cá hồi có hương vị khá ngon, có thể chế biến bằng cách ướp rồi nướng hay chiên.

Nhìn chung, chúng ta hoàn toàn có thể ăn da cá hồi. Tuy nhiên, một số yếu tố như bệnh lý hoặc vùng nước đánh bắt có thể ảnh hưởng đến việc có an toàn khi ăn da cá hay không.

Chẳng hạn, một số vùng đánh bắt cá hồi ở Đại Tây Dương đã chịu tác động từ ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm này có thể được hấp thụ qua da cá. Với những khu vực biển bị ô nhiễm mức độ thấp thì ăn một ít da cá hồi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong khi đó, cá hồi đánh bắt tự nhiên từ Thái Bình Dương sẽ an toàn hơn khi ăn da cá. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh ăn da cá hồi.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...