Emagazine

E-magazine 9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

Những ngày này, phố núi Pleiku dường như chìm đắm trong bầu không khí ẩm ướt, se lạnh, mưa nối mưa dai dẳng cả tuần. Thảng hoặc, mặt trời bất chợt xuất hiện rồi lại nhanh chóng ẩn mình trong từng lớp mây đen sũng nước. Thiếu ánh nắng để làm khô bánh phở nên hơn chục ngày qua, tại lò phở gia đình, 2 anh em Khưu Triều Bảo (SN 1996), Khưu Triều Long (SN 1997) vừa tất bật nhóm lò sấy bánh, vừa chủ động theo dõi tiết trời để tranh thủ kéo bánh ra phơi.

Còn ở phía dưới lò phở, anh Bảo đang tất bật thu gom từng mẻ bánh, cẩn thận kiểm tra độ ẩm, độ dẻo trước khi đưa vào máy cắt thành sợi. Xong công đoạn này, anh lại thoăn thoắt leo lên mái nhà thu gom các phên bánh còn lại. Gác chồng phên bánh lên kệ, anh Bảo nhẹ giọng: “Những ngày có nắng, tầm 16-17 giờ là làm xong việc. Còn những ngày mưa kéo dài, có hôm chúng tôi phải canh sấy bánh tới 12 giờ đêm”.

Anh Bảo, anh Long là thế hệ con cháu đời thứ tư đang tiếp nối nghề làm phở gia truyền. Nhớ lại nguồn gốc nghề phở gắn với sự xuất hiện lò phở trên vùng đất cao nguyên Pleiku, ông Khưu Phát Chương-cha của anh Bảo và anh Long-hồi tưởng: “Theo lời kể của mẹ tôi là bà Trần Thị Mùi, ông bà ngoại là người dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng. Khi di cư vào Pleiku, ông bà tôi đã mở lò phở để mưu sinh. Lò phở được mở năm 1964, thuộc đường Bà Triệu ngày nay. Thuở đó, ông bà làm bánh phở Bắc, sợi mềm, cọng to, thái bằng tay.

Khi mẹ tôi lấy chồng đã mang theo nghề làm bánh phở truyền tới đời tôi, rồi tới các con tôi hiện nay. Từ bánh phở Bắc truyền thống đã dần dà được cải tiến thành bánh phở khô Gia Lai để phù hợp với điều kiện bảo quản, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng”.

Kế thừa nghề truyền thống của gia đình qua các thế hệ, năm 2019, 2 anh em anh Bảo đều tuân thủ nghiêm các điều kiện, nguyên tắc làm nghề, luôn đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Mặc dù số lượng lò phở mở ngày càng nhiều, một số đầu tư máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất nhưng uy tín, giá trị, chất lượng phở của lò phở gia đình họ Khưu vẫn được giữ vững.

Nghề không phụ người. Từ nghề bánh phở truyền thống của gia đình, không chỉ ông Chương và các con tiếp nối thành công, gây dựng sự nghiệp vững vàng, ổn định về mọi mặt mà nhiều anh em, người thân trong gia đình, dòng họ cũng đã mở lò sản xuất bánh phở, góp phần xây dựng và quảng bá thương hiệu phở khô Gia Lai.

Theo một số tài liệu, danh từ “phở” được xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Việt Nam vào năm 1930, do Hội Khai trí Tiến Đức khởi thảo và giải nghĩa: “Phở là món ăn bằng bột gạo thái nhỏ, với nước lèo bằng thịt bò bằm”. Theo đó, bánh phở là thành phần đầu tiên, quan trọng và không thể thiếu của món ăn nổi tiếng này.

Suốt mấy chục năm có mặt ở vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió, cho dù ở phiên bản nào, định dạng nào, là sợi phở Bắc chính gốc hay biến tấu thành sợi phở khô Gia Lai thì cũng đều được người dân yêu thích, trở thành món ăn phổ biến, gắn bó với đất và người Gia Lai nói chung, Pleiku nói riêng.

Đối với những người Pleiku ở xa, phở khô Gia Lai chính là một phần ký ức thân thương của quê hương, của tình thân gia đình. Bà Nguyễn Thị Phương Lan (18 Bà Triệu, phường Phù Đổng, TP. Pleiku) chia sẻ: “Các anh chị tôi đều sinh ra, lớn lên ở Pleiku. Mặc dù mấy chục năm sinh sống, lập nghiệp ở Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Đắk Nông nhưng mọi người vẫn không quên hương vị món phở khô Gia Lai. Mỗi khi nhớ nhà, nhớ món ăn này là anh chị nhắn tôi gửi bánh phở cho, dù trong đó không thiếu chỗ bán. Và, nhất định phải là phở khô được làm thủ công mang hương vị truyền thống chứ không phải loại nào khác”.

Nghề làm bánh phở là nghề thủ công truyền thống nên không hề nhàn nhã. Tại lò phở nhà họ Khưu, các khâu liên quan đến yếu tố chất lượng, quy trình chế biến thành phẩm vẫn được thao tác hoàn toàn thủ công, nhất là tuân thủ công đoạn phơi bánh dưới ánh nắng mặt trời. Theo chia sẻ của ông Chương, bánh phở ngon phụ thuộc rất nhiều yếu tố từ chọn gạo, kỹ thuật pha chế bột, nguồn nước, nhiệt độ và thời gian phơi bánh. Nếu như mùa nắng, độ ngon của bánh phở có thể đạt 9-10 điểm thì vào mùa mưa chỉ tầm 6-7 điểm.

Đi đôi với chất lượng, danh tiếng phở khô Gia Lai ngày một vươn xa đồng nghĩa nhu cầu, thị trường tiêu thụ mặt hàng này ngày càng rộng mở. Hiện nay, lò phở của gia đình họ Khưu thường xuyên cung cấp bánh phở cho khách hàng ở các tỉnh, thành như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Bình, Tây Ninh.

Sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng là câu trả lời xác thực nhất. Đồng thời là động lực, là điều thôi thúc thế hệ 9X nhà họ Khưu gìn giữ những giá trị truyền thống, nối tiếp nghiệp làm phở được trao truyền qua 4 thế hệ của đại gia đình.

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.