Emagazine

E-magazine Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á


Đó là hành trình không có kế hoạch trước, Trương Mỹ Châu để mình được nhìn ngắm thế giới, trải nghiệm và đón nhận mọi thứ trong tâm thế của một trái tim hoàn toàn tự do.



Lần đầu tiên tôi gặp Trương Mỹ Châu (tên thường gọi là Tiểu Châu) vào cuối năm 2023. Khi đó, Châu vừa kết thúc hành trình xuyên Việt bằng xe đạp, về Gia Lai thăm nhà trước khi xuyên Á qua 7 nước: Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines.



Tiểu Châu khiến tôi kinh ngạc bởi khả năng ăn “siêu khỏe, siêu nhiều”. Với cân nặng chỉ 39 kg, Châu có thể ăn hết 1 bàn tiệc trong đám cưới, sau đó “tráng miệng” thêm 4 ổ bánh mì thịt và mấy lon nước ngọt. Nhiều người không giấu được sự ngạc nhiên khi chứng kiến Tiểu Châu ăn một lúc 60 quả trứng vịt lộn, uống thêm 2 chai Coca Cola loại 1,5 lít; có khi ăn hết 1 con heo sữa quay tầm 8-10 kg hoặc có thể ăn một nồi cơm “siêu to khổng lồ” tương đương với sức ăn của 5-6 người đàn ông khỏe mạnh.



Chuyện ăn nhiều của nữ kỹ sư nông nghiệp 9X này đã trở thành giai thoại. Đồng nghiệp trong farm-nơi cô làm việc hay bạn bè đều “choáng” bởi khả năng ăn như một “tiểu Thánh Gióng” của Châu. Từ trước khi YouTuber Nga Sumo-người được cộng đồng mạng mệnh danh là “thánh ăn” của Việt Nam bởi khả năng ăn uống phi thường, Tiểu Châu được nhiều người đặt vấn đề giúp cô quay video ăn uống, lập kênh riêng để kiếm tiền nhưng cô từ chối. “Tôi muốn làm những công việc có thể tạo ra giá trị cho cuộc sống. Tôi rất yêu nông nghiệp và sẽ theo đuổi công việc này tới cùng”-Châu cho hay.




Tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh và đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, Tiểu Châu bất ngờ “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện hành trình xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp. Đây là chuyến đi hoàn toàn ngoài kế hoạch cuộc đời. Châu kể: “Một ngày, sau cuộc họp, tôi báo với lãnh đạo Công ty là sẽ nghỉ việc. Đó là lúc tôi thấy mình đã cạn kiệt năng lượng sau mười mấy năm đi làm. Nếu tiếp tục, tôi khó lòng đóng góp được giá trị cho những dự án sắp tới. Lúc đó, tôi cũng chưa có ý định đi đâu, làm gì. Nhưng sau khi nghỉ việc, tôi quyết định mua chiếc xe đạp để đi muôn nơi vì nghĩ mình có thời gian, có sức khỏe. Nay mai khi trở lại với guồng công việc mới, có tiền nhưng chưa chắc tôi có 2 thứ ấy để đi như bây giờ”.

Sau hành trình xuyên Việt, ngày 25-10-2023, cô gái 9X bắt đầu hành trình đạp xe qua 7 nước Đông Nam Á. Từ Gia Lai, Tiểu Châu đạp xe lên Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) để qua đất nước Lào xinh đẹp. Đến thời điểm này, Châu đã đạp xe qua 2 nước là Lào, Thái Lan và đang ở Malaysia. Từ đây, “viên ngọc nhỏ bé” đã có cuộc chia sẻ với chúng tôi về hành trình của bản thân.



Để thực hiện hành trình xuyên Á trong khi “tài khoản chỉ có rất ít tiền”, từ 1 người ăn nhiều và ăn khỏe, Tiểu Châu chỉ ăn 2 gói mì tôm mỗi bữa. Châu chia sẻ: “Thực ra, tôi ăn nhiều nhưng nhịn cũng rất giỏi. Tôi bị bệnh thèm ăn. Trong lúc đạp xe, nhất là khi qua Thái Lan-thiên đường ẩm thực châu Á, tôi thấy gì cũng thèm. Bình thường ở nhà, tôi phải ăn một lúc 10 gói mì tôm. Nhưng bây giờ, tôi chỉ ăn 2 gói mỗi bữa để tiết kiệm chi phí. Hoặc có bữa, tôi ăn bánh mì; có khi không muốn ăn thì tôi nhịn luôn. Về chỗ ở, tôi mang theo lều bạt và các đồ dùng khi đi cắm trại như bàn ghế, xoong nồi, bát đũa. Dừng chân ở đâu cũng là nhà, ngả đâu cũng là giường”.


Châu kể thêm: “Chi phí đi bụi của tôi qua mỗi nước tối đa chỉ khoảng 50 USD, mỗi ngày chi tiêu khoảng 35-40 ngàn đồng tiền Việt. Trong đó, tôi chỉ tốn tiền ăn, còn ngủ hoàn toàn miễn phí. Ở Lào, tôi thường hạ trại ngủ trong rừng, qua Thái thì xin ngủ trong đồn cảnh sát, đến Malaysia lại xin ngủ ở các nhà thờ. Cũng có khi gặp được người tốt, họ còn thuê khách sạn, mời những bữa ăn ngon miễn phí. Mọi người thường ồ lên thể hiện sự khâm phục khi nghe tôi nói về hành trình đạp xe xuyên Á, nhất là thấy tôi nhỏ bé như vậy. Có người còn cho tiền, nhưng tôi không nhận”.



Tiểu Châu nói rằng, cô may mắn khi chưa gặp nguy hiểm trong suốt hành trình xuyên Á vừa qua. Có hôm, linh tính thấy điềm xấu thì sẽ không hạ trại ngủ ở nơi thiên nhiên hoang dã mà xin ngủ tại nhà người dân. Có những chuyện không may mắn nhưng Châu luôn nghĩ theo chiều hướng tích cực để thấy vui vẻ. “Lúc nào cũng nghĩ mình may mắn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc”-Châu bày tỏ. Dù vậy, theo Tiểu Châu, hành trình này không dành cho những người mộng mơ: “Trước tiên, bạn phải có thể lực thật tốt, một tinh thần thép, phải có kỹ năng sống và cần trang bị ngoại ngữ để có thể giao tiếp với những người không cùng tiếng nói quê hương. Tôi là một kỹ sư nông nghiệp nhưng cũng quen với máy móc, công nghệ nên xe đạp hư ở đâu tôi lôi đồ nghề sửa ở đó. Không những thế, tôi còn là người sống khá tối giản, không son phấn, quần áo đẹp, tóc thường tự cắt, do đó, ở đâu tôi cũng thích nghi được. Năm 2020, tôi có 1 tháng leo núi ở Nepal và chịu những thử thách khắc nghiệt khi chinh phục các điểm leo núi trong dãy Everest. Tôi cũng từng thực hiện hành trình xuyên Việt và phượt nhiều nơi bằng xe máy. Tôi tự tin trang bị kỹ năng để đạp xe xuyên Á chứ không phải là một “tay mơ”, đi trong sự bốc đồng của tuổi trẻ”.



Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.