4 lợi ích khi kết hợp cà phê và sữa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thêm một ít sữa vào cà phê không những có thể làm tăng thêm hương vị mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
Uống cà phê sữa có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh: Thùy Linh

Uống cà phê sữa có nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh: Thùy Linh

Chống viêm

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Chemistry cho thấy, khi sữa được thêm vào cà phê, các hợp chất giàu polyphenol trong cà phê (chủ yếu là axit caffeic CA và axit chlorogenic CGA) và các protein chủ chốt trong sữa (Cysteine Cys) thực sự có thể kết hợp với nhau và tồn tại ổn định.

Từ đó có tác dụng chống viêm hiệu quả so với các tế bào chỉ được bổ sung polyphenol.

Tốt cho dạ dày hơn

Vị cà phê nguyên chất hơi đắng nhưng với vị sữa thơm ngon, béo ngậy sẽ làm dịu đi rất nhiều vị giác. Hơn nữa, protein, canxi và các thành phần khác trong sữa có thể có tác dụng trung hòa nhất định và làm giảm nhẹ độ chua của cà phê.

Theo tính toán, cà phê nguyên chất có tính axit yếu, độ pH khoảng 5. Trong khi độ pH của cà phê sữa tăng lên khoảng 6. Bằng cách này, nó có thể làm giảm kích ứng cho răng và thân thiện hơn với dạ dày, ruột.

Bổ sung dinh dưỡng và giảm thất thoát canxi

Caffeine có tác dụng lợi tiểu nhất định, sẽ làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu. Đồng thời sẽ ảnh hưởng nhẹ đến quá trình hấp thụ canxi của đường ruột.

Tuy nhiên, lượng canxi mất đi do một tách cà phê gây ra là rất nhỏ, khoảng 4-5 mg, thêm một chút sữa vào cà phê về cơ bản có thể bù đắp được.

Hơn nữa, sữa còn giàu đạm chất lượng cao, vitamin A, vitamin D, sắt, kẽm và các chất khác, có thể kết hợp với cà phê để bổ sung dinh dưỡng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người.

Không gây ố vàng răng

Sau khi thêm sữa, màu cà phê sẽ trở nên nhẹ hơn, khả năng nhuộm màu cũng bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Do đó khi uống cà phê sữa sẽ không làm răng bị ố vàng.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...