4 loại cây phong thủy giữ ấm êm, gọi tài lộc cho gia chủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những loại cây dưới đây đều mang ý nghĩa về mặt phong thủy, giúp gia chủ ngày càng giàu có, ấm êm.
Cây hòe

 
Theo phong thủy, cây hòe mang ý nghĩa giàu sang và phú quý, giúp đường công danh của những thành viên trong nhà rộng mở hơn, từ đó tài lộc cũng phát triển.
Những người trồng hay nhắc nhở nhau, chỉ nên trồng cây hòe trước nhà, chứ trồng sau nhà thì không khéo phản tác dụng khiến đường công danh bị bế tắc, làm gì cũng không xuôi lọt.
Cây ngọc bích

 
Cây ngọc bích hay còn được gọi là cây thường xanh. Nghe cái tên thôi thì đã thấy ngập tràn hy vọng về những điều tốt đẹp. Vậy nên, nhiều người rất thích trồng, chỉ cần cắm một chiếc lá xuống đất ẩm là mọc thành cây, có lá hình trứng, nhỏ như đồng xu, đặt bên các quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền nếu ở nơi buôn bán, còn ở nhà thì đặt bên cửa sổ là hợp lý nhất luôn ạ.
Nhưng lưu ý, ngọc bích không phải loài cây ưa nước vì vậy nên hạn chế tưới, chỉ cần đặt nơi thoáng mát, đầy đủ ánh sáng và nhiệt độ thấp.
Cây kim tiền

 
Tương tự, cái tên kim tiền cũng đã thể hiện được giá trị vốn có của cây nên không quá khó hiểu khi nhiều người chọn trồng trong chậu hoặc bình thủy tinh rồi đặt trong nhà. Và theo chia sẻ, đây là loại cây phong thủy mang đến tài lộc, may mắn, phú quý, lịch lãm, giàu sang, tiền bạc cho gia chủ.
Không chỉ vậy, lá kim tiền có viền tròn mang tính âm phù hợp với trang trí hiện đại, giúp căn nhà sang hẳn khi có nó xuất hiện, nhất là ở phòng khách đấy ạ.
Cây lê phụng cơ

 
Nghe cái tên hơi lạ nhưng ý nghĩa nó mang lại rất thân quen, giúp gia đình thuận hòa, tình yêu bền vững. Vậy nên, các mẹ cứ thử trồng và đừng lo sẽ gặp trở ngại về khâu chăm sóc, bởi lê phụng cơ có sức sống lâu bền, thời gian nở hoa dài, cách chăm sóc cũng khá đơn giản.
Các mẹ chỉ cần chú ý giữ cho đất ẩm, thoáng và giữ được nước. Ngoài ra nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bởi hệ rễ của cây không phát triển lắm nhé.
* Thông tin mang tính tham khảo vui. 
* Tít bài đã được Dân Việt đặt lại 
(Khoevadep/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Đà Lạt sẽ là đô thị xanh

Hơn một thế kỷ qua, thành phố Đà Lạt vẫn giữ được ít nhiều những nét độc đáo riêng có của mình là đô thị có một hệ thống di sản kiến trúc quý giá từng được quy hoạch và xây dựng như một bản “tổng phổ” cân bằng và hài hòa với tự nhiên.

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

Gia Lai ban hành quy chế xây dựng, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND ban hành quy chế phối hợp về xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-1-2025.

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

Chư Păh khẩn trương sắp xếp ổn định dân cư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)-Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) triển khai 2 dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư tại làng Díp (xã Ia Kreng) và làng Bui (xã Ia Ka) nhằm ổn định đời sống cho các hộ đồng bào DTTS.

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.