4 hình thái thời tiết tác động đến Nam bộ đầu tháng 4

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam bộ đang chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thời tiết, hiện tượng tự nhiên khác nhau tác động đến đời sống dân sinh như gió mùa đông bắc, mưa trái mùa, triều cường, xâm nhập mặn.

Đầu tiên là hiện tượng mưa trái mùa tại Nam bộ do ảnh hưởng của rãnh xích đạo và nhiễu động gió đông.

Từ nay đến ngày 3.4, mưa trái mùa sẽ tiếp diễn ở khu vực này với lượng mưa phổ biến mỗi ngày khoảng 15 - 30 mm, có nơi trên 60 mm. Trong mưa giông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Nam bộ chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thời tiết ngay đầu tháng 4
Nam bộ chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thời tiết ngay đầu tháng 4

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định ngày 31.3, tại ven biển phía đông của Nam bộ mực nước triều cường đang ở mức cao. Mực nước cao nhất quan trắc tại trạm Vũng Tàu là 4,2 m vào lúc 2 giờ cùng ngày.

Dự báo, từ tối 31.3 - 1.4, vùng ven biển các tỉnh từ Vũng Tàu - Cà Mau chịu ảnh hưởng của triều cường với mực nước cao nhất khoảng 4,15 - 4,25 m. Đỉnh triều xuất hiện trong khoảng thời gian từ 0 - 4 và 13 - 19 giờ hàng ngày.

Từ ngày 1 - 2.4, mực nước tại ven biển phía đông Nam bộ có xu hướng tăng dần, có thể đạt 4,15 - 4,25 m. Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, ven sông, vùng ngoài đê bao Đông Nam bộ có khả năng ngập úng trong khoảng thời gian chiều tối và đêm.

Cơ quan khí tượng nhận định, tổng lượng mưa dự báo trong 10 ngày tới ở Nam bộ dao động từ 80 - 130 mm, có nơi cao hơn 150 mm. Nhiệt độ cao nhất trên toàn khu vực phổ biến từ 32 - 35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Mực nước trên dòng chính sông Mê Kông biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,1 - 0,75 m.

Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo thủy triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,50 m, tại Châu Đốc (An Giang) 1,65 m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,15 - 0,30 m.

Mực nước thủy triều trạm Vũng Tàu từ ngày 1 - 6.4 ở mức trung bình, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,5 - 3,7 m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 2 - 6 giờ và 12 - 18 giờ hằng ngày. Từ 7 - 10.4, mực nước trạm Vũng Tàu có xu hướng tăng dần, dao động trong khoảng 3,8 - 4 m.

Dự báo, triều cường cao cũng khiến xâm nhập mặn gia tăng. Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 1 - 10.4 sẽ giảm dần từ đầu tuần đến cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 4.2024, riêng một số trạm ở Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng có độ mặn cao hơn.

Cụ thể, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phạm vi xâm nhập mặn 45 - 55 km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 40 - 48 km; sông Hàm Luông 50 - 58 km; sông Cổ Chiên 45 - 50 km; sông Hậu 40 - 45 km; sông Cái Lớn 30 - 35 km. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời điểm triều cường thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Ngoài mưa trái mùa, triều cường, xâm nhập mặn, vùng biển của Nam bộ còn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh cấp 5, có lúc 6, giật cấp 7 - 8. Ngày 1.4, vùng biển từ Bình Định - Cà Mau và phía bắc vịnh Thái Lan có mưa rào và giông.

Theo Đình Huy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Trong chiều tối và đêm nay (6/3), không khí lạnh tiếp tục lấn sâu xuống khu vực Trung Trung Bộ, gây mưa dông rải rác cho các tỉnh Quảng Bình đến Khánh Hoà. Đêm nay và ngày mai (7/3) sẽ là đỉnh điểm đợt rét này ở các tỉnh miền Bắc.

Gia Lai: Không khí lạnh sẽ tiếp tục kéo dài

Gia Lai: Không khí lạnh sẽ tiếp tục kéo dài

(GLO)- Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ xuất hiện gió giật mạnh, thời tiết lạnh sẽ tiếp tục kéo dài trong 3-5 ngày tới.

Miền Trung đón mưa lớn giáp Tết

Miền Trung đón mưa lớn giáp Tết

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ, một số nơi ở Quảng Bình đến Bình Định có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa đến mưa to. Thanh Hoá đến Hà Tĩnh cũng có mưa rào, sau đó chuyển mưa phùn dịp Tết.