4 điều bạn phải hỏi dược sĩ để tránh uống sai thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dược sĩ là những người có kiến thức chuyên môn, có thể giúp giải đáp nhiều thắc mắc về thuốc cho người bệnh. Hỏi ý kiến dược sĩ có thể giúp giảm nguy cơ uống sai thuốc.
Dược sĩ có thể giúp người bệnh tránh uống nhầm thuốc ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Dược sĩ có thể giúp người bệnh tránh uống nhầm thuốc ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo các chuyên gia, người bệnh cần hỏi dược sĩ những vấn đề sau:

1. Kiểm tra lại đơn thuốc với dược sĩ
Bất cứ khi nào được bác sĩ kê cho một loại thuốc mới thì người bệnh cũng cần phải hỏi lại để xác nhận tên, liều dùng và thời điểm uống. Sau đó, hãy cầm đơn thuốc ấy và đến gặp dược sĩ để kiểm tra lại cách uống, theo Reader’s Digest.
Đây được xem là thao tác kiểm tra an toàn cần thiết, thậm chí trong một số tình huống có thể cứu sống chúng ta hay các thành viên trong gia đình.
2. Hỏi ý kiến dược sĩ khi phát hiện thuốc mới
Khi bác sĩ kê đơn, người bệnh nên hỏi bác sĩ công dụng của từng loại thuốc, yêu cầu ghi rõ liều uống và các chỉ định khi dùng thuốc. Sau đó, hãy đến nhà thuốc gặp dược sĩ và hỏi tại sao mình lại cần uống những loại thuốc đó.
Nhiều căn bệnh cần phải uống thuốc nhiều tuần. Khi được kê một đợt mới, người bệnh phải kiểm tra các loại thuốc trong đợt này có giống những thuốc đã từng uống trước đó. Nếu phát hiện không trùng khớp thì cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ.
Trường hợp không trùng khớp có thể là thuốc mới nhưng chung nhóm với thuốc cũ, có thể trị cùng một căn bệnh. Tuy nhiên, đó cũng có thể là kê nhầm.
3. Hỏi chi tiết về liều dùng
Người bệnh cần xác định rõ với bác sĩ là cần phải uống bao nhiêu loại thuốc, liều uống thế nào, có cần uống vào một thời điểm cụ thể trong ngày không. Nếu không thể hỏi bác sĩ thì hãy tìm đến dược sĩ. Họ hoàn toàn có thể giải đáp những thắc mắc này.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần hỏi bác sĩ, dược sĩ là loại thuốc đó có cần uống khi bụng no, đói hay trong khi ăn. Khi đã được kê đơn, người bệnh đừng bao giờ ngần ngại hỏi bác sĩ, dược sĩ về các loại thuốc mình uống, đặc biệt với những trường hợp phải dùng cùng lúc nhiều loại thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị phức tạp, theo Reader’s Digest.
4. Cần tránh những món ăn, thức uống nào
Uống rượu bia có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc. Trong khi đó, một vài loại khác có thể gây tổn thương gan, rượu bia sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.
Ngoài ra, có những món ăn có khả năng làm thay đổi tác dụng của thuốc theo hướng gây hại cho cơ thể. Ví dụ, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo nước ép bưởi có thể ảnh hưởng đến một loại enzyme trong ruột non và gan có tên là CYP3A4.
Loại enzyme này có tác dụng giúp đào thải một số loại thuốc ra khỏi cơ thể, trong đó có thuốc giảm nồng độ cholesterol trong máu và thuốc trị huyết áp cao. Hệ quả là khiến thành phần thuốc tích tụ trong máu, lâu ngày sẽ gây độc, theo Reader’s Digest.
Theo Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.