25 cô gái vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ban tổ chức chọn thêm thay vì số dự kiến là 20 do chất lượng thí sinh miền Bắc năm nay cao.
Phạm Ngọc Hà My trong phần thi trang phục dạ hội. Ảnh: Viết Quý.
Phạm Ngọc Hà My trong phần thi trang phục dạ hội. Ảnh: Viết Quý.
Tối 22-7, chung khảo phía Bắc cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 được tổ chức tại Cửa Lò, Nghệ An. Mặt bằng thí sinh miền Bắc năm nay được đánh giá cao. Đa số người đẹp có hình thể cân đối, gương mặt sáng, kỹ năng giao tiếp tốt. Trước đêm thi, ban tổ chức cho biết họ chọn 20 người vào chung kết. Tuy nhiên, con số này tăng lên thành 25 do chất lượng thí sinh vượt trội.
Phạm Ngọc Hà My - thí sinh gây chú ý từ vòng sơ khảo - là một trong những cái tên đầu tiên vào chung kết. Hà My sinh năm 1996, là sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam. Cô nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp. Cô từng được chọn tặng hoa Tổng thống Donald Trump tại sân bay Nội Bài trong lần ông đến thăm Việt Nam vào tháng 11/2017. Khi ấy, Hà My mặc bộ áo dài vàng, dánh vẻ thanh lịch, dịu dàng của cô nhanh chóng tạo sức hút trên truyền thông. 
Ngoài Hà My, một số thí sinh nổi bật được chọn gồm: Phạm Ngọc Linh - tiếp viên Hãng hàng không quốc gia, Lê Thanh Tú và Vũ Thị Tuyết Trang - hai cô gái từng gây ấn tượng trong chương trình Hoa hậu Hoàn vũ 2017, Trần Thị Ngọc Bích - cô gái có chiều cao 1,78 mét từng tham gia Hoa hậu Đại dương 2017. Bốn cô gái sinh năm 2000 - Nguyễn Thị Thu Tâm, Trần Tiểu Vy, Nguyễn Hoàng Bảo Châu, Phan Cẩm Nhi - cũng được đi tiếp.
Đêm chung khảo diễn ra hơn hai giờ, mang đến nhiều màn trình diễn đẹp mắt.  Với chủ đề "Mộc" mang ý nghĩa tôn vinh vẻ mộc mạc của làng quê đồng bằng Bắc bộ, sân khấu sử dụng nhiều tre, nứa, mô hình chiếc đó khổng lồ. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam sử dụng nhiều ca khúc truyền thống, phối lại theo phong cách hiện đại.
Các thí sinh mặc áo yếm trong phần trình diễn mở màn. Ảnh: Viết Quý.
Các thí sinh mặc áo yếm trong phần trình diễn mở màn. Ảnh: Viết Quý.
Trên nền ca khúc Cây trúc xinh, Tát nước đầu đình do Lưu Hiền Trinh, Tùng Lâm thể hiện, các thí sinh mặc áo tứ thân và múa. Dương Hoàng Yến hát Mái đình làng biển, hỗ trợ 38 người đẹp trong phần thi áo dài. Phần thi bikini sử dụng ca khúc Cò lả do Yan Bi và Yến Lê thể hiện. NSƯT Thanh Lam hát Ôi quê tôi của Lê Minh Sơn. Chị cũng hỗ trợ phần thi trang phục dạ hội với ca khúc Ru em bằng tiếng sóng, sáng tác của Dương Thụ. 
25 người đẹp khu vực phía Bắc sẽ hội ngộ 19 thí sinh vượt qua chung khảo phía Nam tại Đà Nẵng trong vòng chung kết. Các hoạt động bên lề diễn ra từ 20/8 đến 2/9. Đêm trao giải diễn ra vào ngày 16/9 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP HCM).
Danh sách 25 thí sinh khu vực phía Bắc vào chung kết: Trần Thị Ngọc Bích – SBD 008, Chu Thị Minh Trang – SBD 018, Đinh Phương Mỹ Duyên – SBD 069, Phan Cẩm Nhi – SBD 077, Nguyễn Thị Khánh Linh – SBD 088, Bùi Thị Yến Nhi – SBD 096, Nguyễn Phương Anh – SBD 118, Phạm Ngọc Hà My – SBD 127, Trần Tiểu Vy – SBD 138, Lê Thanh Tú – SBD 146, Nguyễn Hoàng Bảo Châu – SBD 169, Phạm Thị Luyến – SBD 202, Hoàng Thị Bích Ngọc – SBD 232, Vũ Thị Thanh Thanh – SBD 245, Nguyễn Hoài Phương Anh – SBD 256, Lại Quỳnh Giang – 278, Đặng Thị Trúc Mai – SBD 295, Phạm Minh Châu – SBD 335, Hà Thanh Vân – SBD 356, Nguyễn Thị Thu Tâm – SBD 378, Vũ Thị Tuyết Trang – SBD 392, Vũ Hương Giang – SBD 462, Bùi Phương Nga – SBD 486, Trần Ngọc Lâm – SBD 548, Phạm Ngọc Linh – SBD 569.
Hà Thu (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.