10 nhiệm vụ trọng tâm bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030

(GLO)- Nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả 10 nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1595/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 36-KL/TW ngày 23-6-2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ảnh nguồn internet


Theo Quyết định, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

10 nhiệm vụ trọng tâm mà các Bộ ngành, địa phương cần tập trung thực hiện: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới; Hoàn thiện thể chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều tra cơ bản; Nâng cao năng lực tích trữ, điều hòa, phân phối nguồn nước, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh; Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai liên quan đến nước và biến đổi khí hậu; Nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước; Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; Tăng cường hợp tác, ngoại giao với các đối tác quốc tế và các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam.

Xử lý nghiêm hành vi xâm phạm an ninh, an toàn nguồn nước

Trong đó, các Bộ ngành, địa phương cần kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn hoặc đe dọa xâm phạm an ninh, an toàn nguồn nước và đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi; bảo đảm an ninh, trật tự tại các địa bàn có đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi; đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước để kích động, phá hoại chống phá Đảng, Nhà nước; huy động lực lượng tham gia xử lý sự cố mất an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước (cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả, tổ chức phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông).

Yêu cầu phải xây dựng mới đập, hồ chứa nước, công trình điều tiết nguồn nước tại các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng để tích trữ, chuyển nước, kiểm soát mặn, giảm ngập lụt, úng, nhất là miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, sắp xếp lại quy mô các ngành, lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều nước. Hiện đại hóa vận hành hệ thống công trình thủy lợi; áp dụng các giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, tái sử dụng nước; theo dõi, giám sát sử dụng nước để giảm thất thoát, lãng phí nước trong sinh hoạt và sản xuất. Triển khai các giải pháp lọc nước biển để bổ sung nguồn nước tại chỗ cho sinh hoạt tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, vùng ven biển, hải đảo.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải vào nguồn nước

Bên cạnh đó, tăng cường năng lực, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, nguy cơ mất an ninh nguồn nước theo thời gian thực, bảo đảm sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành; tăng cường chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống chống ngập đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi lòng sông.

Quyết định cũng nêu rõ: Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp; xây dựng và triển khai lộ trình cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước dưới đất ở khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn, sụt lún đất…

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ đẹp và ấm cúng

Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ đẹp và ấm cúng

Chúng ta thường hay bỏ qua những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp mà đa phần thiết kế theo xu hướng phù hợp với phong cách sở thích. Để có một thiết kế phòng ngủ đẹp thì việc cần để ý đến những yếu tố về nghệ thuật, phong thuỷ, cũng như việc sắp xếp bố cục, ánh sáng và các đồ dùng nội thất là một việc hết sức cần thiết.
Gợi ý thiết kế nội thất phòng khách đẹp và tiết kiệm

Gợi ý thiết kế nội thất phòng khách đẹp và tiết kiệm

Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, thể hiện phong cách, bộ mặt riêng của một gia đình. Cho nên, để tạo ra sự thoải mái cho không gian chính này, thiết kế nội thất phòng khách cần được ưu tiên đầu tư trên nền tảng những nguyên tắc để mang lại một vẻ đẹp sang trọng, chuẩn phong thủy, phù hợp với gia chủ.
“Vườn mi ni” giữa lòng thành phố

“Vườn mi ni” giữa lòng thành phố

(GLO)- Nếu tận dụng khoảng trống của ô vuông bó vỉa dưới mỗi gốc cây xanh đường phố để trồng hoa, cây cảnh loại nhỏ thì Pleiku sẽ có hàng ngàn “vườn hoa mi ni” đủ sắc màu. Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn ở mỗi tuyến phố, giúp cảnh quan thêm xinh đẹp, không gian đô thị tươi mới và còn hạn chế tình trạng xả rác gây mất mỹ quan đô thị.
Trồng tràm trên vùng đất bán ngập: Nhiều lợi ích

Trồng tràm trên vùng đất bán ngập: Nhiều lợi ích

(GLO)- Đến Thủy điện Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), mọi người không chỉ thích thú thưởng lãm cảnh quan công trình thủy điện trọng điểm quốc gia, mà còn thỏa thích ngắm cảnh, bơi thuyền, quay phim chụp hình, thư giãn trong khu rừng tràm bán ngập nước. Khu rừng này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chủ đầu tư.
Nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xử lý nước thải nông thôn

Nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xử lý nước thải nông thôn

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 166/UBND-NL hướng dẫn triển khai Nghị quyết 40/2022/NQ-HDND ngày 9-12-2022 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Phú Thiện đầu tư xây dựng đô thị loại V ở mức cao

Phú Thiện đầu tư xây dựng đô thị loại V ở mức cao

(GLO)- Một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng bộ huyện Phú Thiện trong nhiệm kỳ 2020-2025 là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng đô thị, phấn đấu xây dựng thị trấn Phú Thiện đạt đô thị loại V ở mức cao vào năm 2025, đồng thời hướng đến trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2026-2030.
Tâm hồn đô thị

Tâm hồn đô thị

(GLO)- Dạo chơi Pleiku 2 ngày, bạn tôi-một nhà báo tự do ở TP. Hồ Chí Minh chợt so sánh: “Hình như đô thị Pleiku có chiều sâu tâm hồn hơn những đô thị cao nguyên khác”.
Niềm vui nước sạch về làng

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Tết này, dân làng Kon Chang (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vui hơn mọi năm. Không chỉ được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ đón Tết, mới đây, làng còn được đầu tư xây dựng công trình nước sạch nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt trong mùa khô.
“Con đường hoa” giữa lòng Phố núi

“Con đường hoa” giữa lòng Phố núi

(GLO)- Khoảng 3 năm nay, đoạn đường dài hơn 100 m tại hẻm 80 Võ Trung Thành (tổ 8, phường Ia Kring, TP. Pleiku) lúc nào cũng rực rỡ sắc hoa. Người người qua lại không khỏi trầm trồ khi giữa phố xá nhộn nhịp, dân cư của xóm nhỏ này vẫn cùng nhau vun trồng con đường hoa, tô điểm cho diện mạo khu phố thêm xinh tươi.