Ý kiến: Cần sớm quy hoạch các vỉa đá đĩa vào bản đồ du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi đọc bài “Ngành Du lịch làm gì với 2 “mỏ vàng” mới phát hiện?” của tác giả Nguyễn Quang Tuệ đăng trên báo Gia Lai điện tử ngày 1-7-2021, tôi xin lạm bàn việc đưa 2 vỉa đá này vào phục vụ khách du lịch.
Cách đây vài tháng, gia đình tôi có chuyến du lịch ngắn ngày tại tỉnh Phú Yên. Tại đây, chúng tôi có đến tham quan thắng cảnh thiên nhiên Ghềnh Đá Đĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Tôi không rõ thắng cảnh này được phát hiện và đưa vào khai thác phục vụ khách tham quan từ khi nào. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến đúng vào dịp nghỉ lễ thì khách du lịch rất đông.
Suối đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Suối đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Ghềnh Đá Đĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, cột nọ sát cột kia, nhô sát bờ biển, sóng vỗ quanh năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, Ghềnh Đá Đĩa hình thành cách đây hàng triệu năm, khi các dòng nham thạch nóng chảy phun ra từ các núi lửa ở cao nguyên Vân Hòa (cách đó khoảng 30 km), gặp nước biển lạnh nên nham thạch đông cứng và nứt vỡ mà hình thành.

Suối đá làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) và làng Đôn Hyang (xã Đê Ar, huyện Mang Yang) vừa mới phát hiện 2 vỉa đá đĩa có diện tích lớn hơn ở Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên. Tôi chưa có dịp đến tham quan 2 vỉa đá đĩa này nhưng qua xem hình trên mạng thì thấy các trụ đá ở suối làng Vân và làng Đôn Hyang nhô cao hơn, màu đá đen hơn ở Phú Yên. Điều đó chứng tỏ thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho Gia Lai 2 thắng cảnh rất độc đáo, quý hiếm.
Quần thể đá cổ ở làng Đôn Hyang (xã Đê Ar, huyện Mang Yang). Ảnh: N.Q.T
Quần thể đá cổ ở làng Đôn Hyang (xã Đê Ar, huyện Mang Yang). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Là người dân Gia Lai, tôi rất phấn khởi với việc phát hiện ra 2 vỉa đá đĩa nói trên. Bởi khi đời sống vật chất của người dân được cải thiện thì nhu cầu đời sống tinh thần cũng đòi hỏi được nâng cao. Hai vỉa đá đĩa nói trên như tác giả Nguyễn Quang Tuệ viết thực sự là 2 “mỏ vàng”. Những thắng cảnh thiên nhiên này bao giờ cũng có giá trị và mang tính bền vững, du khách có thể xem lần đầu rồi trở lại xem tiếp vẫn không thấy nhàm chán.

Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên có sức lan tỏa và thu hút khách du lịch, tạo ra nguồn thu cho ngân sách địa phương. Về 2 vỉa đá đĩa ở Chư Păh và Mang Yang mới phát hiện, UBND tỉnh đã có văn bản giao cho các ngành có liên quan trực tiếp khảo sát để tỉnh có định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Đây là việc làm rất cần thiết. Theo tôi, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng chúng ta không thể ngồi chờ đến khi hết dịch mới tiến hành điền dã, khảo sát, lập hồ sơ di tích. Ngay từ bây giờ, ngành chức năng cần khẩn trương hoàn thành các bước đó và quy hoạch, mở đường giao thông, tổ chức các loại hình dịch vụ để đến khi hết dịch, ta có thể đón du khách gần xa.
PHAN DUY TIÊN

Có thể bạn quan tâm

Những tuyệt tác thiên nhiên: Đánh thức Chư Mom Ray

Những tuyệt tác thiên nhiên: Đánh thức Chư Mom Ray

Ẩn mình giữa trùng điệp đại ngàn phía tây Kon Tum, Chư Mom Ray không chỉ là nơi bảo tồn nhiều loài thú quý hiếm, mà còn là kho báu thiên nhiên - văn hóa đặc sắc, chờ được đánh thức để trở thành điểm đến sinh thái hấp dẫn của Tây nguyên.

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.