Xứng tầm kinh tế đêm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gần đây, Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng bàn nhiều về kinh tế và du lịch đêm. Ðã có không ít hội thảo, hội nghị, chỉ thị, nghị quyết về việc này nhưng kết quả rất khiêm tốn.

Mọi người đều thống nhất mục đích và tầm quan trọng của kinh tế và du lịch đêm nhưng điều quan trọng nhất là làm như thế nào và bắt đầu từ đâu thì lúng túng. Ða số cho rằng nguyên nhân kinh tế và du lịch đêm kém phát triển là do thiếu tiền đầu tư.

Làm gì cũng cần tiền nhưng cần gấp mấy lần là cách sử dụng tiền cũng như cách làm hiệu quả. Ðể làm được việc này, điều kiện đầu tiên là thay đổi tư duy về kinh tế và du lịch đêm chứ không phải là tiền đâu. Không chủ quan, cảm tính, kinh tế và du lịch đêm, trước hết để phục vụ người dân tại chỗ, sau đó là khách nội địa và quốc tế. Bài học ở đây có thể đem ra để soi rọi là trường hợp của Hàn A Xá, Chủ nhiệm Hợp tác xã Sin Suối Hồ (bản H’ Mong, Phong Thổ, Lai Châu). Bản cách quốc lộ 29 km, đường hẹp, độc đạo, cách biên giới Việt - Trung 2 km. Từ trọng điểm ma túy thành điển hình cả nước về làng du lịch cộng đồng, an sinh. Cả bản không ai uống rượu, hút thuốc, trộm cắp. Bản có 750 dân nhưng có 150 chỗ ngủ; 35.000 giò địa lan; như vườn địa đàng sót lại. Tôi hỏi: "Làm sao giữ được bản sạch đẹp như vậy?", Xá trả lời: "Mình phải hết lòng. Nhà mình và họ hàng mình phải làm gương trước. Từng bước, nói cho dân thông, làm đẹp nhà mình, bản mình là cho mình, cho bản; không làm vì khách. Bản đẹp, khách sẽ tới, ở lại". Năm 2019, bản đón hơn 20.000 lượt khách đến tham quan và lưu trú.

Thứ hai, nhà nước chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách và tạo điều kiện, tuyệt đối không chi tiền tổ chức sự kiện, làm thay doanh nghiệp. Thứ ba, là thay đổi giờ hoạt động. Hiện nay, các cơ sở dịch vụ Việt Nam hoạt động theo giờ hành chánh, từ 7 giờ 30 phút - 17 giờ hoặc 18 giờ. Disneyland Hồng Kông hoạt động từ 10 giờ 30 phút - 21 giờ. Ðó là khung giờ hoạt động dịch vụ của các nước. Vừa tránh kẹt xe giờ cao điểm hành chánh, vừa có điều kiện bán thêm ăn trưa và tối cho du khách, nếu chất lượng và giá cả cạnh tranh. Ở TP HCM, theo tôi, trước mắt, thí điểm đổi khung giờ hoạt động Công viên Văn hóa Ðầm Sen, Đường sách Nguyễn Văn Bình, cùng một số chùa, nhà thờ, đình… tiêu biểu. Kế đến, 2 di tích quốc gia đặc biệt của thành phố là Dinh Thống Nhất và địa đạo Củ Chi có thể mở cửa từ 10 giờ đến 22 giờ. Như vậy, chắc chắn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, đặc biệt là Củ Chi, nếu tái hiện chợ quê tự do, họp từ 17-22 giờ.

Thứ tư, tăng chuyến các tàu du lịch trên sông Sài Gòn, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, buýt đường thủy… hoạt động đến 22 giờ. Một số tuyến buýt đường bộ hoạt động đến 0 giờ. Riêng buýt sân bay hoạt động 24/24, có thể linh động theo lịch bay. Buýt City Sight Hop On Hop Off hiện hoạt động từ 20-22 giờ, cần mở rộng lộ trình ra quận 5 và vùng phụ cận. Khuyến khích người dân sử dụng xe buýt và xe đạp. Thứ năm, sắp xếp các tuyến phố đi bộ theo hướng chuyên biệt về hàng hóa và dịch vụ; có lộ trình giãn dần cư dân. Nối trạm dừng xe buýt với các sân khấu kịch, ca nhạc, tạp kỹ, các điểm vui chơi, mua sắm, tham quan… Cuối cùng, là giải quyết chỗ gửi xe và vệ sinh cho du khách một cách căn cơ.

Kinh tế như nhịp thở của cuộc sống và du lịch là một phần tất yếu. Cuộc sống có ngày và đêm, bổ sung cho nhau. Làm việc và nghỉ ngơi luôn song hành, tương xứng, cuộc sống mới bền vững. Du lịch cũng vậy. Các nước muốn phát triển đều chú trọng và cân đối cả hai mảng hoạt động này. Phải thay đổi tư duy để làm mới cả nội dung lẫn hình thức. Ði sau nhưng đâu ai cấm mình về đích trước nếu làm bài bản.

NGUYỄN VĂN MỸ (Chủ tịch Lửa Việt Tour)
 

(Dẫn nguồn NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Du lịch lập đỉnh

Du lịch lập đỉnh

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2 triệu lượt, tổng 3 tháng đạt hơn 6 triệu lượt, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Đó là kỷ lục chưa từng có với du lịch nước nhà.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.