Emagazine

E-magazine Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh với diện tích trên 100.500 ha. Đầu năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều doanh nghiệp đón tin vui khi giá cà phê tăng cao, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Có được điều này là nhờ tác động của các hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao năng lực xuất khẩu.

Là doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu của tỉnh, năm 2023, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang Gia Lai (TP. Pleiku) đã cung ứng ra thị trường 60.000 tấn cà phê nhân xanh, trong đó, sản lượng xuất sang thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc chiếm 80%, đạt gần 100 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 18 triệu USD. Bà Phan Thị Hồng Nhung-Kế toán trưởng Công ty-cho biết: “Xuất khẩu cà phê những tháng đầu năm tăng trưởng mạnh là do thời điểm cuối năm, cà phê bước vào thu hoạch nên đầu năm có lượng hàng lớn. Mặt khác, giá cà phê thế giới ngày càng tăng khiến giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này ngày càng lớn”.

Ngay khi trở lại hoạt động bình thường từ ngày 19-2, Công ty TNHH Quicornac (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku) đã tổ chức cho công nhân vệ sinh máy móc, phân ca làm việc để kịp tiến độ các đơn hàng sau Tết. Năm 2023, sản lượng chanh dây tươi thu mua và chế biến của Công ty đạt xấp xỉ 100 ngàn tấn để sản xuất các mặt hàng như: nước chanh dây cô đặc đông lạnh, nước chanh dây thanh trùng đông lạnh, hương chanh dây tự nhiên. Các sản phẩm này được phân phối đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Anh...

Tương tự, bà Trần Thị Thu Thủy-Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông-cho hay: “Doanh nghiệp trở lại sản xuất từ ngày 15-2 để trả các đơn hàng đã ký từ trước Tết Nguyên đán 2024. Đây là đơn hàng mà đơn vị ký kết hợp đồng dài hạn với đối tác Mỹ. Năm 2023, Công ty đã xuất khẩu 1.206 tấn mủ Latex HA sang thị trường Mỹ với kim ngạch 1,25 triệu USD. Ngoài ra, Công ty xuất khẩu các sản phẩm: SVRCV 50, SVRCV60, SVR3L, SVR10 sang thị trường châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ với sản lượng 1.050 tấn, kim ngạch 1,5 triệu USD”.

Những năm qua, chuối cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Sở hữu vùng nguyên liệu hơn 400 ha trên địa bàn các xã: Ia Pết, Hneng, Kon Gang (huyện Đak Đoa), Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn là doanh nghiệp tiên phong về xuất khẩu chuối.

Để có đơn hàng xuất khẩu bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa, tăng cường đầu tư trang-thiết bị, công nghệ tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm đáp ứng theo đúng tiêu chuẩn, thị hiếu tiêu dùng trên thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi theo hướng sản xuất xanh để đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu…

Theo bà Phan Thị Hồng Nhung, năm 2024, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hoa Trang Gia Lai đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 60.000 tấn cà phê. Để đạt kế hoạch đề ra, Công ty đã liên kết với các hộ dân canh tác trên 20.000 ha cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng cao 4C và RA nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân và giải quyết vấn đề về môi trường. Bên cạnh đó, trong năm 2024, Công ty sẽ chọn vùng nguyên liệu cà phê có gắn liền tín chỉ carbon với diện tích 5.000 ha. Đồng thời, Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm cho người dân cao hơn giá thị trường 200-300 đồng/kg. Việc sản xuất theo tiêu chuẩn góp phần giúp Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trong khi đó, năm 2024, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Hưng Sơn đặt mục tiêu tăng 20% sản lượng xuất khẩu với khoảng 24.000 tấn chuối, doanh thu đạt 400 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, theo ông Lê Hoàng Linh, Công ty dự kiến đầu tư 10-15 tỷ đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, nâng cấp dây chuyền sản xuất, đóng gói sản phẩm, mua máy bay không người lái phục vụ quản lý sâu bệnh hại trên vườn cây. Ngoài ra, hàng năm, Công ty sẽ tăng diện tích sản xuất 100-150 ha để từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu.

Còn ông Lưu Quốc Thạnh thì cho rằng: “Năm 2024, bà con nông dân cần xuống giống chanh dây ở mức hợp lý để có thể duy trì được giá cũng như sản lượng. Với kinh nghiệm gần 40 năm chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ chanh dây, chúng tôi đã thâm nhập hầu hết các thị trường trên thế giới, đặc biệt là thị trường châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Đó là những thị trường khó tính và chúng tôi luôn nỗ lực hoàn thiện dây chuyền máy móc để làm sao giữ được chất lượng cao nhất về mùi vị, màu sắc của sản phẩm nhằm có thêm nhiều khách hàng ưa chuộng”.

Đánh giá về tình hình xuất khẩu nông sản 2 tháng đầu năm 2024, ông Phạm Văn Binh-Giám đốc Sở Công thương-cho biết: Xuất khẩu nông sản những tháng đầu năm có những tín hiệu khả quan, đặc biệt tăng trưởng mạnh về giá trị sản phẩm. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng thị trường thế giới tăng, nhất là trong dịp Tết Dương lịch tại một số thị trường như EU, Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero Covid đã kích thích nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại. Theo đó, nhiều loại nông sản của Việt Nam như: chuối, chanh dây, sầu riêng, tổ yến, khoai lang... được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Riêng với mặt hàng cà phê, thời điểm đầu năm, khối lượng hàng hóa còn lớn nên xuất khẩu được nhiều. Mặt khác, giá cà phê tăng mạnh nên giá trị xuất khẩu cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tín hiệu vui trong 2 tháng vừa qua nếu tiếp tục phát huy thì chắc chắn kế hoạch xuất khẩu của năm 2024 sẽ đạt và có những bước đột phá mới.

Theo ông Binh, để gia tăng xuất khẩu nông sản, Sở Công thương tích cực kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hoạt động nhằm mở rộng, xúc tiến thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi; tăng cường thông tin, đối thoại với doanh nghiệp để hỗ trợ tháo gỡ các rào cản phục vụ sản xuất, xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.