Vượt qua 'cơn gió ngược'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong bối cảnh khó khăn chung của thế giới, VN vẫn là điểm sáng, là một trong những nước đứng đầu tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vượt qua "cơn gió ngược" của kinh tế toàn cầu với mức tăng GDP năm 2023 đạt 5,05%.

Trong đó, nông - lâm nghiệp - thủy sản luôn là bệ đỡ quan trọng khi đóng góp từ 12 - 13% GDP và giúp VN có thể tự cung 85% nhu cầu trong nước. Đặc biệt, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào VN năm ngoái đạt 36,61 tỉ USD (tăng 32%); giải ngân khoảng 23,18 tỉ USD - mức cao kỷ lục.

VN cũng đã kiểm soát tốt tỷ giá, lạm phát bình quân cả năm tăng 3,25% là mức khá thấp so với mức lạm phát toàn cầu 5,5%. Giải ngân cũng là điểm sáng khi hết tháng 11 đạt khoảng 65,1% kế hoạch Chính phủ giao, cao hơn khoảng 123.000 tỉ đồng so cùng kỳ năm 2022.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 683 tỉ USD, giảm 6,6% so với năm trước. Điểm sáng xuất khẩu đang phục hồi, cán cân thương mại là xuất siêu kỷ lục hơn 28 tỉ USD (cao hơn nhiều so với con số 12,1 tỉ USD của năm ngoái)... Nhưng cần lưu ý, mức giảm xuất khẩu tới 4,4% là chưa xảy ra từ năm 2011 đến nay. Xuất siêu cao chủ yếu là do nhập khẩu giảm, cho thấy nền kinh tế, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nhìn chung các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; rủi ro về tài khóa ở mức trung bình. Lạm phát ở mức khá thấp, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá cơ bản ổn định. Fitch Ratings nâng hạng hệ số tín nhiệm VN lên BB+ và đánh giá triển vọng là "ổn định".

Điểm tích cực nữa là việc hoàn thiện thể chế pháp luật được thúc đẩy khi chưa bao giờ cùng một thời điểm Quốc hội thông qua hàng loạt dự án luật quan trọng như luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản, luật Giá... Song song đó, Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ, pháp lý nhằm gỡ vướng, giúp các thị trường đất đai, xây dựng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp… dần hồi phục.

Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi năng lượng của VN tiến triển tích cực. Tăng trưởng kinh tế số của VN giai đoạn 2023 - 2025 dự báo khoảng 20%/năm, cao nhất khu vực ASEAN (theo Google & Temasek 2023)...

Năm 2024, kinh tế thế giới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ (chủ yếu là do Mỹ và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại) nhưng VN dự báo sẽ phục hồi và tăng trưởng 6 - 6,5%. Thách thức vẫn là rất lớn, nhưng cơ hội đang mở ra từ chính thách thức.

Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu là một trong số những cơ hội, bởi VN dường như đang hưởng làn sóng FDI lần thứ tư. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh với hàng loạt chuyến thăm cấp cao, cũng như nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ và Nhật Bản, làm sâu sắc hơn và toàn diện hơn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc...

Tuy nhiên, cơ hội sẽ trôi đi nếu chúng ta không có sự chuẩn bị đầy đủ. Theo đó, VN cần đẩy nhanh hơn, nhất quán hơn thực thi 3 đột phá chiến lược. Đồng thời, cần quan tâm hơn đến tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế; nhất là những doanh nghiệp, tổ chức tín dụng yếu kém. Các doanh nghiệp cũng cần quyết liệt tái cơ cấu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, đối tác, nguồn vốn; chủ động đón đầu xu hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn và tận dụng tốt hơn các cơ hội đến từ hội nhập quốc tế.

TS Cấn Văn Lực

Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.